Với tình hình dịch cúm virus corona (Covid-19) đang có những diễn biến phức tạp, nhiều Cô Dâu Chú Rể quyết định hủy Đám Cưới chờ đợi thời điểm tổ chức phù hợp hơn khi “Cô Vy đi qua”. Tuy nhiên, không ít đôi thắc mắc làm sao để nhận lại khoản tiền đã đặt cọc. Trong phạm vi bài “Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?” Dianthus chia sẻ cùng bạn cách xử lý văn minh trong tình huống tế nhị này.
Nội Dung Bài Viết
Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?
Nghiên cứu kỹ hợp đồng dịch vụ cưới.
Tâm trạng đang phấn khởi chờ Ngày Cưới tới gần nhưng rồi phải quyết định dứt khoát hủy cưới trong mùa dịch là điều mà bạn không bao giờ muốn, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như vậy, nên cả hai bên cần ứng xử làm sao cho thấu tình đạt lý. Hiện nay, ngoại trừ các đơn vị lớn và uy tín mới soạn thảo hợp đồng rõ ràng và đầy đủ chi tiết, còn lại đa số dịch vụ cưới chỉ xác nhận bằng biên nhận đặt cọc, phiếu thu tiền, hoặc thông qua những văn bản sơ sài… Vì vậy, nếu bạn quyết định hủy Đám Cưới trong mùa dịch thì cần xác định:
- Hủy những dịch vụ nào bởi không nhất định hủy tất cả, chẳng hạn chụp album ngoại cảnh, may váy cưới không ảnh hưởng nhiều lắm, thậm chí bạn vẫn có thể tiến hành Lễ Cưới mùa Covid theo hình thức nhỏ gọn nên không cần hủy dịch vụ Trang Trí Gia Tiên;
- Phần tiền đã thanh toán là phí đặt cọc hay là khoản thanh toán theo tiến độ của hợp đồng. Nếu chỉ là phí đặt cọc giữ ngày, giữ chỗ thì khoản phí này không quá nhiều so với tổng giá trị dịch vụ và theo nguyên tắc là nhà cung cấp sẽ không hoàn trả;
- Khi bắt đầu giữa hai bên có soạn thảo hợp đồng rõ ràng hay chỉ là biên nhận đặt cọc và “thỏa thuận miệng”. Nếu có hợp đồng thì căn cứ vào hợp đồng để làm việc, nếu không có hợp đồng thì nên tiếp tục thương lượng trên cơ sở thấu hiểu, thông cảm cho nhau.
Tốt nhất các cặp đôi không nên tổ chức Cưới Hỏi trong mùa Covid, bởi Đám Cưới vốn sự kiện tập trung đông người rất khó để kiểm soát.
Thấu hiểu các quy tắc làm việc.
Khi đã nắm được ở trong tay mình có gì? Hợp đồng được thể hiện qua văn bản hay thỏa thuận bằng miệng, bạn cũng nên thấu hiểu các quy tắc làm việc đặc thù của mỗi loại hình dịch vụ. Có những dịch vụ mà phía nhà cung cấp phải đặt cọc cho đối tác để chuẩn bị cho Đám Cưới của bạn thì không thể nói hủy vì lý do dịch bệnh rồi đòi lại tiền cọc dễ dàng được, một vài ví dụ như: Nhà hàng phải đặt thực phẩm, nguyên liệu; Thiệp cưới phải đặt giấy, mực in; Chụp album phải đặt thợ chụp, thợ trang điểm; Trang trí phải đặt hoa, lá, nguyên phụ liệu; Thậm chí có những công việc phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, chất xám ra để hoàn thành như Wedding Planner cần tìm kiếm địa điểm tổ chức, liên lạc làm việc với các nhà cung cấp nhỏ, lập bản thuyết trình, soạn báo giá… Mặc dù thực tế Đám Cưới của bạn vẫn chưa diễn ra nhưng đâu phải là nhà cung cấp không phải làm gì cả.
Wedding Planner là nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh hơn thì các công việc cần được chuyên môn hóa.
Tiến hành thương lượng trong êm đẹp.
Dựa trên hợp đồng hoặc thỏa thuận, cùng sự thấu hiểu với đặc thù công việc của mỗi nhà cung cấp mà bạn nên tiến hành thương lượng trong êm đẹp, mang đến kết quả thấu tình đạt lý cho mỗi bên. Trong bối cảnh đại dịch cúm virus corona bùng phát như hiện nay không ai có thể lường trước được, chuyện hủy Đám Cưới hay kinh doanh đình trệ là điều mà không bên nào mong muốn, cả hai bên nên cùng nhau chia sẻ khó khăn để vượt qua mùa dịch này. Về phía cặp đôi, tiền bạn đã đặt cọc cho người ta nghĩa là họ nắm đằng chuôi mình nắm đằng cán, muốn người ta hoàn trả tiền cọc cần sự khéo léo, nói chuyện tình cảm mới có thể giải quyết vấn đề, đề nghị lấy lại một phần chứ không phải toàn bộ. Trong mọi tình huống tốt nhất bạn và gia đình không nên làm ầm ĩ.
Dù rất muốn hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế tụ tập đông người nhưng khúc mắc chính của các cặp đôi nằm ở chỗ đã đặt cọc khoản tiền lớn cho việc tổ chức tiệc.
Chấp nhận phần thiệt về mình.
Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ mà mẫu hợp đồng của mỗi đơn vị có nội dung khác nhau. Chẳng hạn nếu là hợp đồng với bên nhà hàng, cặp đôi phải thanh toán tiền theo từng giai đoạn trước và sau khi Tổ Chức Tiệc Cưới, nhiều hợp đồng còn nêu rõ sau khi đặt cọc mà cặp đôi hủy tiệc với bất kỳ lý do gì cũng không được trả lại tiền cọc… nếu bạn ở trong tình huống này muốn đòi lại 100% tiền đặt cọc là nhiệm vụ bất khả thi. Phương án tốt nhất là cặp đôi hãy xác định chấp nhận một phần thiệt thòi về mình, chẳng hạn chỉ cần nhà cung cấp đồng ý trả lại 50% số tiền đặt cọc đã là thành công. Tất nhiên còn phải dựa trên thời gian mà bạn đưa ra thông báo hủy dịch vụ là bao lâu trước ngày thực hiện hợp đồng, nếu thời gian còn xa khả năng thương lượng thành công cao, nếu cận ngày từ vài tuần đến một tháng chắc chắn bạn là người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Nếu không thể thương lượng được về chuyện tiền bạc, nhưng nhà cung cấp hỗ trợ cho bạn dời Ngày Cưới không mất thêm phí hoặc nhận các phần quà tặng ưu đãi khác cũng là lựa chọn hợp lý trong hoàn cảnh này.
Để tránh việc đôi co với nhà cung cấp khi phải hủy cưới trong mùa dịch Covid-19 cặp đôi nên chuẩn bị tâm lý và các phương án thương lượng ra sao.
Chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng.
Chắc chắn sẽ có không ít những đơn vị làm việc cứng nhắc, thiếu linh động, không hỗ trợ quyền lợi cho khách hàng. Dù bạn thông báo hủy Đám Cưới từ sớm và chịu thiệt 50% số tiền đặt cọc nhưng họ vẫn không muốn giải quyết theo tình người mà lại căn cứ vào hợp đồng để tranh cãi thì có thể họ không sai về lý, nhưng về tình người là không phải. Nếu rơi vào tình huống tương tự, bạn hãy chia sẻ câu chuyện cho những Cô Dâu Chú Rể khác được biết, để khi cặp đôi có ý định đặt dịch vụ nên cân nhắc. Cũng như bạn có thể tiết lộ những bí quyết giúp thương lượng thành công, hoặc nêu ra đơn vị nào đã nhiệt tình hỗ trợ bạn trong thời điểm khó khăn mùa dịch bệnh.
Với 05 ý chính trong bài “Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?” Dianthus mong rằng có thể mang đến cho bạn cách xử lý tình huống văn minh, thân ái và đạt được hiệu quả cao trong vấn đề “đòi lại tiền cọc” vốn vô cùng tế nhị.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết này thuộc loạt bài “Đám Cưới Mùa Covid” do Dianthus thực hiện. Dựa theo dòng sự kiện đại dịch cúm virus corona (Covid-19) hay còn gọi là SARS-CoV-2 khởi nguồn từ chợ bán buôn hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 – 2019 rồi lan rộng khắp thế giới. Cho tới tháng 10 – 2021 có đến 223 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus với hơn 240 triệu ca nhiễm và gần 5 triệu người tử vong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của người dân trên toàn thế giới.
Phần 1 – Tổ Chức Đám Cưới trong mùa dịch nên hay không?
Phần 2 – Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?
Phần 3 – Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?
Phần 4 – Phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?
Phần 5 – Có nên đặt cọc nhà hàng trong mùa dịch hay không?
Phần 6 – Kế hoạch Đám Cưới mùa Covid-19 như thế nào cho chuẩn?
Phần 7 – Chọn phương án nào khi Đám Cưới mùa Cô Vy?
Phần 8 – Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Phần 9 – Trình tự Lễ Cưới mùa Covid có gì khác không?
Phần 10 – Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid gồm những gì?
Phần 11 – Trang trí Lễ Cưới mùa Covid nên đơn giản hay cầu kỳ?
Phần 12 – Chi phí Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid bao nhiêu là phù hợp?
Phần 13 – Những mẫu Trang Trí Lễ Cưới đẹp trong mùa Covid.
Phần 14 – Thi công Trang Trí Lễ Cưới mùa dịch sao cho an toàn?
Phần 15 – Những việc cần làm trong mùa dịch để chuẩn bị cho Đám Cưới.
Phần 16 – Đâu là khó khăn của dịch vụ Cưới Hỏi mùa Covid-19?
Phần 17 – Lối đi nào cho dịch vụ Cưới Hỏi trong mùa dịch bệnh?
Phần 18 – Tổng hợp tin tức về Đám Cưới mùa Cô Vy trên báo chí.