Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng, các cặp đôi hãy xem việc hoãn Đám Cưới là ưu tiên hàng đầu, nên dời Ngày Cưới sang một thời điểm khác phù hợp hơn nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Tuy nhiên không phải đôi nào cũng dễ dàng hủy Đám Cưới mà còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác, lựa chọn hủy đãi tiệc nhưng vẫn tổ chức một Lễ Cưới nhỏ gọn có vẻ là hợp lý nhất. Vậy nếu muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Nội Dung Bài Viết
- Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
- Sửa sang dọn dẹp nhà cửa.
- Lau dọn bàn thờ Ông Bà.
- Lập danh sách người tham dự.
- Chọn mua Nhẫn Cưới, trang sức.
- Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên.
- Phục trang cho cặp đôi và gia đình.
- Trang điểm cho Cô Dâu và người nhà.
- Người làm Chủ Hôn Lễ Cưới.
- Sính lễ Mâm Quả Cưới.
- Phong bì tiền nạp tài Lễ Cưới.
- Người bưng quả nam, nữ cho Lễ Cưới.
- Xe rước dâu, phương tiện di chuyển.
- Phong bao lì xì cho đội bưng quả.
- Ekip Quay phim & chụp hình.
- Các Bài Viết Liên Quan:
Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Sửa sang dọn dẹp nhà cửa.
Để giúp quá trình tổ chức Lễ Cưới được tươm tất, cả hai bên gia đình cần tiến hành sửa sang và dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, khang trang chuẩn bị đón tiếp bà con họ hàng. Việc sửa chữa lớn cần từ 3 – 4 tháng chuẩn bị, còn sửa chữa nhỏ khoảng 1 – 2 tháng. Trong bối cảnh hủy cưới vì Covid-19, không đãi tiệc ở nhà hàng nữa, có thể mọi sự chú ý sẽ tập trung vào buổi Lễ Cưới tại nhà vì vậy bạn nên quan tâm, chăm sóc ngôi nhà hơn mức bình thường một chút.
Lau dọn bàn thờ Ông Bà.
Khoảng 1 – 2 tuần trước khi diễn ra Lễ Cưới, cặp đôi và gia đình nên tiến hành bao sái bàn thờ hay là lau dọn bàn thờ theo cách gọi dân dã. Trong quan niệm tâm linh của người Việt, thờ phụng Ông Bà tổ tiên vốn là trách nhiệm cao cả và thiêng liêng, thể hiện tình cảm gia đình, huyết thống qua nhiều thế hệ, không thể làm sơ sài.
Lập danh sách người tham dự.
Lễ Cưới trong giai đoạn bình thường vốn dĩ đã ít người tham dự, khoảng từ 30 – 50 người chủ yếu là các thành viên nội bộ giữa hai gia đình, nhưng Lễ Cưới trong mùa Covid-19 sẽ còn ít hơn. Cả hai gia đình cần lập danh sách người tham dự thật kỹ lưỡng, đảm bảo số lượng mỗi bên không quá 30 người đúng theo chỉ đạo của nhà nước.
Chọn mua Nhẫn Cưới, trang sức.
Việc chọn mua Nhẫn Cưới, trang sức cho Cô Dâu, nữ trang Mẹ Chồng tặng con dâu, hay của hồi môn Cha Mẹ tặng con gái… hầu như không bị dịch Covid-19 gây cản trở nhiều. Bình thường quá trình mua sắm nữ trang chỉ khoảng 2 – 3 người (Cô Dâu, Chú Rể và Mẹ) tiếp xúc với vài nhân viên tại cửa hàng nữ trang trong điều kiện an toàn, giữ khoảng cách nhất định thì cũng khá thuận lợi và thoải mái.
Bên cạnh kiểu dáng, chất lượng Nhẫn Cưới đúng theo sở thích thì làm sao để sử dụng nhẫn lâu bền, tiện lợi trong đời sống cũng là yếu tố quan trọng.
Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên.
Là việc quan trọng nhất giúp tạo nên hình ảnh nghiêm trang của Lễ Cưới, mỗi bên gia đình cần tổ chức Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên bao gồm các hạng mục như cổng hoa, bảng chữ, bàn ghế hai họ, bàn thờ Gia Tiên, hoa để bàn họ và hoa trên bàn thờ… Quá trình thi công sẽ được thực hiện trước Lễ Cưới khoảng 1 – 2 ngày, với sự tham gia của team khoảng 4 – 6 người nên có thể đảm bảo được an toàn trong mùa Covid-19. Bạn hãy nhắc nhở mọi người khi làm việc cần đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên.
Những chi tiết trang trí cần thiết khi muốn chuẩn bị cho buổi Lễ Gia Tiên.
Phục trang cho cặp đôi và gia đình.
Trong Lễ Cưới, đa số cặp đôi chọn trang phục áo dài truyền thống, hoặc Cô Dâu mặc áo dài nền nã còn Chú Rể diện vest bảnh bao, trang phục cho phụ huynh phổ biến cũng gồm áo dài dành cho Mẹ và vest dành cho Ba. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể may hoặc thuê đều được, nếu như bạn chọn may cũng khá hợp lý bởi hàng năm sẽ còn nhiều dịp mặc lại như khi dự tiệc, Lễ, Tết…
Trang điểm cho Cô Dâu và người nhà.
Bạn cần tìm người trang điểm cho Cô Dâu, người nhà của Cô Dâu và người nhà của Chú Rể. Nếu như cả hai nhà ở cùng thành phố nên đặt thợ trang điểm trong cùng một team, rồi phân chia thợ phụ sang nhà Chú Rể. Hoặc hai gia đình ở cách xa nhau, bên phía Chú Rể hãy tự thuê riêng êkip trang điểm khác.
Người làm Chủ Hôn Lễ Cưới.
Mỗi bên gia đình cần chọn ra một người đàn ông lớn tuổi, có khả năng ăn nói để làm Chủ Hôn Lễ Cưới. Chủ Hôn có thể chính là Ba của Cô Dâu Chú Rể, hoặc Chú/Bác/Cậu tức những người anh em của Ba Mẹ, hay Ông Nội/Ông Ngoại… nhưng cần lưu ý về sự tương đồng vai vế, tuổi tác giữa hai vị Chủ Hôn.
Chủ Hôn là người đại diện hai họ, vừa chứng kiến vừa chủ trì các nghi lễ Cưới Hỏi.
Sính lễ Mâm Quả Cưới.
Việc chuẩn bị sính lễ Mâm Quả Cưới vốn thuộc về bên Nhà Trai và thường do Mẹ Chú Rể trực tiếp mua sắm, lựa chọn dựa theo yêu cầu của Nhà Gái hoặc hai nhà hội ý với nhau. Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà khi lựa chọn nội dung trong Mâm Quả Cưới sẽ khác nhau cùng số lượng mâm chẵn hay lẻ.
Hướng dẫn cách chuẩn bị Mâm Quả Cưới Hỏi dựa theo văn hóa từng vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Phong bì tiền nạp tài Lễ Cưới.
Nhà Trai cũng cần chuẩn bị một khoản tiền làm Lễ Nạp Tài cho bên Nhà Gái. Số tiền nạp tài sẽ phụ thuộc theo khả năng kinh tế của Nhà Trai, có thể là 5 – 10 triệu tượng trưng nếu gia cảnh khó khăn, hoặc vài trăm triệu cũng là bình thường đối với gia đình có điều kiện.
Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà Lễ Nạp Tài còn là cách Nhà Trai thể hiện sự trân trọng đối với Nhà Gái.
Người bưng quả nam, nữ cho Lễ Cưới.
Dựa trên số lượng sinh lễ mà Nhà Trai sẽ cần số người bưng quả nam phù hợp, đồng thời Nhà Gái cũng chuẩn bị người bưng quả nữ tương ứng với bên nam. Tại những thành phố lớn, cặp đôi có thể thuê người bưng quả nhưng trong mùa Covid-19 nên hạn chế tiếp xúc với người lạ, nên phương án nhờ người thân, bạn bè hỗ trợ có vẻ phù hợp hơn.
Xe rước dâu, phương tiện di chuyển.
Bên Nhà Trai cần chuẩn bị xe hoa đón dâu, cùng phương tiện để đưa người Nhà Gái sang làm lễ ở bên Nhà Trai. Chúng ta đang cần hạn chế tụ tập đông người, vì vậy số lượng người Nhà Trai sang Nhà Gái hoặc ngược lại cần có sự tính toán sao cho phù hợp, không nên để xảy ra tình trạng tập trung quá 30 người ở mỗi bên.
Phong bao lì xì cho đội bưng quả.
Tục lệ tặng phong bao lì xì cho đội bưng quả là một hình thức “đền duyên” và cảm ơn những bạn trẻ đã hỗ trợ cho buổi lễ diễn ra một cách suôn sẻ, tốt đẹp. Phong bao lì xì có thể do Chú Rể hoặc Cô Dâu chuẩn bị đều được, tuy nhiên cần thống nhất để chuẩn bị cho đúng và đầy đủ.
Ekip Quay phim & chụp hình.
Nhằm lưu lại hình ảnh, khoảnh khắc kỷ niệm của cặp đôi cùng hai bên gia đình, không thể nào thiếu được vai trò của team quay phim và chụp hình cho Lễ Cưới. Theo xu hướng hiện nay của các cặp đôi trẻ, họ thường chọn các đơn vị chuyên về quay phim và chụp hình phóng sự cưới, hoặc kết hợp giữa hai phong cách phóng sự và truyền thống giúp bắt được những khoảnh khắc đặc biệt và quan trọng.
Dành thời gian để tham khảo danh sách các việc mà Dianthus gợi ý ở trên, có thể giúp cho bạn tránh được những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị, nếu như bạn bắt buộc phải tổ chức trong đợt dịch và không rõ muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết này thuộc loạt bài “Đám Cưới Mùa Covid” do Dianthus thực hiện. Dựa theo dòng sự kiện đại dịch cúm virus corona (Covid-19) hay còn gọi là SARS-CoV-2 khởi nguồn từ chợ bán buôn hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 – 2019 rồi lan rộng khắp thế giới. Cho tới tháng 10 – 2021 có đến 223 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus với hơn 240 triệu ca nhiễm và gần 5 triệu người tử vong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của người dân trên toàn thế giới.
Phần 1 – Tổ Chức Đám Cưới trong mùa dịch nên hay không?
Phần 2 – Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?
Phần 3 – Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?
Phần 4 – Phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?
Phần 5 – Có nên đặt cọc nhà hàng trong mùa dịch hay không?
Phần 6 – Kế hoạch Đám Cưới mùa Covid-19 như thế nào cho chuẩn?
Phần 7 – Chọn phương án nào khi Đám Cưới mùa Cô Vy?
Phần 8 – Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Phần 9 – Trình tự Lễ Cưới mùa Covid có gì khác không?
Phần 10 – Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid gồm những gì?
Phần 11 – Trang trí Lễ Cưới mùa Covid nên đơn giản hay cầu kỳ?
Phần 12 – Chi phí Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid bao nhiêu là phù hợp?
Phần 13 – Những mẫu Trang Trí Lễ Cưới đẹp trong mùa Covid.
Phần 14 – Thi công Trang Trí Lễ Cưới mùa dịch sao cho an toàn?
Phần 15 – Những việc cần làm trong mùa dịch để chuẩn bị cho Đám Cưới.
Phần 16 – Đâu là khó khăn của dịch vụ Cưới Hỏi mùa Covid-19?
Phần 17 – Lối đi nào cho dịch vụ Cưới Hỏi trong mùa dịch bệnh?
Phần 18 – Tổng hợp tin tức về Đám Cưới mùa Cô Vy trên báo chí.