Hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh trong thời điểm đại dịch cúm virus corona (Covid-19) bùng phát thì quyết định hủy tổ chức Cưới Hỏi, các sự kiện tiệc tùng là việc nên làm, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nếu cặp đôi đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp thì có được miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hay không? Đâu là phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?
Nội Dung Bài Viết
Phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?
Bài viết này được đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát, tuy nhiên vẫn chưa có lệnh cấm tụ tập của nhà nước, nghĩa là bạn không bắt buộc phải hủy cưới mà tự nhận thấy hủy cưới là điều nên làm để bảo vệ sức khỏe của mọi người xung quanh.
Tốt nhất các cặp đôi không nên tổ chức Cưới Hỏi trong mùa Covid, bởi Đám Cưới vốn sự kiện tập trung đông người rất khó để kiểm soát.
Hủy hợp đồng, chấp nhận mất cọc.
Theo nguyên tắc làm việc chung, trước khi đặt cọc dịch vụ bạn sẽ trải qua giai đoạn tìm hiểu, yêu cầu nhà cung cấp tư vấn, soạn báo giá, hợp đồng,… nhận được rồi còn phải đắn đo suy nghĩ một thời gian mới quyết định đặt cọc. Nếu sau đó vì bất kỳ lý do nào mà bạn đơn phương hủy thì số tiền đặt cọc thường không lấy lại được (cho dù chưa ký hợp đồng). Còn trường hợp hai bên có thỏa thuận hợp đồng đầy đủ, thì điều khoản này hầu như được ghi rõ trong mọi mẫu hợp đồng, khi có sự cố bất ngờ xảy ra cứ lôi văn bản ra mà áp dụng “án tại hồ sơ”, như vậy nếu bạn hủy hợp đồng, phải chấp nhận mất cọc. Rõ ràng đây không phải là một phương án tối ưu, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành, tiết kiệm là quốc sách.
Dù rất muốn hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế tụ tập đông người nhưng khúc mắc chính của các cặp đôi nằm ở chỗ đã đặt cọc khoản tiền lớn cho việc tổ chức tiệc.
Dời Ngày Cưới, bảo lưu hợp đồng.
Muốn đảm bảo quyền lợi kinh tế cho mình, bạn nhất định không nên chọn phương án hủy hợp đồng, ngoại trừ trường hợp phát hiện ra nhà cung cấp quá tệ nên không muốn hợp tác nữa. Còn bạn vẫn nhận định đó là là cung cấp tốt, thay vì hủy nên bảo lưu hợp đồng, dời Ngày Cưới sang thời điểm an toàn hơn. Hãy cố gắng thương lượng để nhà cung cấp linh động về thời gian hoặc bảo lưu vô thời hạn, đa phần nhà cung cấp có thể bảo lưu hợp đồng của bạn trong 12 tháng, nếu bạn quyết định Tổ Chức Đám Cưới phải báo trước 45 – 60 ngày để người ta chuẩn bị, và nên để ngỏ điều kiện có thể gia hạn thêm thời gian bảo lưu.
Ví dụ: Vào tháng 08/2020, bạn có kế hoạch tổ chức Tiệc Cưới ở nhà hàng A, nhưng Cô Vy bùng lên tại Đà Nẵng và có dấu hiệu lan rộng ra cả nước, dẫn đến lệnh cấm tụ tập quá 30 người. Nhà hàng A đồng ý bảo lưu hợp đồng 12 tháng tức là đến tháng 08/2021 nhưng giả sử đến gần thời điểm đó lại có lệnh cấm khác thì nhà hàng A phải tiếp tục bảo lưu hợp đồng cho bạn thêm lần nữa.
Không để phát sinh chi phí dời cọc.
Các đơn vị làm việc cứng nhắc có thể sẽ áp dụng quy định mà bình thường là hợp lý nhưng không phù hợp vào mùa dịch, chẳng hạn phát sinh chi phí dời cọc… Khoản phí hoãn, đổi Ngày Cưới tùy theo mỗi đơn vị mà khi bàn thảo hợp đồng đều ghi rõ, có thể là một con số cụ thể như 10 – 20 – 30 triệu hoặc tỷ lệ theo hợp đồng là 15% – 20%. Nhà cung cấp có lý khi phải chạy theo doanh số, tuy nhiên bạn hãy giải thích với họ rằng trong thời điểm Covid-19 đang có diễn biến bất thường, không nhất định phải chờ nhà nước ra chỉ đạo cấm tụ tập thì mới hủy tổ chức tiệc tùng, sự kiện. Việc mỗi cá nhân cùng góp sức ngăn không để dịch bùng phát lây lan là điều nên làm cho cộng đồng.
Đề xuất các dịch vụ hỗ trợ.
Ngoài việc hỗ trợ cho bạn dời Ngày Cưới thì trong tình hình dịch bệnh khiến công việc, kinh doanh của bạn gặp nhiều trở ngại mà tất nhiên nhà cung cấp cũng vậy, thì hai bên có phương án nào để hỗ trợ giảm gánh nặng cho nhau không?
- Dịch vụ hoa tươi có thể tặng thêm một bó hoa cầm tay, hoa cài áo vào Ngày Cưới.
- Dịch vụ chụp ảnh có thể tặng một cuốn album nho nhỏ, slideshow trình chiếu.
- Dịch vụ đãi tiệc có thể tặng backdrop chụp ảnh, bàn gallery; Không tính hoặc giảm phí phục vụ; Cho giảm số lượng bàn tiệc mà không phát sinh phí phạt, ví dụ ban đầu bạn đặt 45 bàn nhưng tình hình dịch phức tạp, bạn muốn giảm còn 30 bàn thôi; Không tính thêm phí nếu bạn đưa nhà cung cấp bên ngoài vào như trang trí, ban nhạc…
Thực ra, mùa dịch cũng có mặt tích cực là giúp bạn nhận ra dịch vụ cưới nào tử tế và có tâm với khách hàng. Nếu có tâm thì chúng ta ghi nhận và sẽ ủng hộ lâu dài về sau, sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè biết đến và sử dụng dịch vụ, còn thủ tục quy trình cứng nhắc quá thì thôi, một lần và mãi mãi.
Chấp nhận giá dịch vụ mới nếu hợp lý.
Sau khi bạn đã thương lượng dời Ngày Cưới thành công, không mất phí dời cọc, thời hạn bảo lưu hợp đồng linh động… là những quyền lợi mà bạn được hưởng thì cũng nghĩ cho bên cung cấp dịch vụ một chút. Theo kế hoạch ban đầu bạn cưới vào tháng 08/2020, được xem là mùa thấp điểm của sự kiện nên mọi chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào đều rẻ nên nhà cung cấp đưa cho bạn mức giá tốt. Tuy nhiên, bạn đổi Ngày Cưới sang đầu tháng 03/2021 gần trùng dịp lễ 08/03, chi phí sẽ tăng gây khó khăn cho bên dịch vụ. Nếu họ đề xuất một mức giá mới, hãy khoan phản đối mà yêu cầu họ giải trình, nếu lý do hợp lý và mức phí xuất phù hợp thì nên chấp nhận. Có qua có lại trên sự thông cảm, thấu hiểu như vậy sẽ giúp việc hợp tác giữa hai bên được thuận buồm xuôi gió, thành công tốt đẹp.
Bạn nên tìm cách xử lý tình huống văn minh, thân ái và đạt được hiệu quả cao trong vấn đề “đòi lại tiền cọc” vốn vô cùng tế nhị.
Dựa trên kinh nghiệm của nhà tổ chức, Dianthus gợi ý cho bạn những phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch như trên, ngoài ra nếu bạn biết cách thương lượng nào hay, hãy chia sẻ cho Dianthus cùng các cặp đôi khác nha!
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết này thuộc loạt bài “Đám Cưới Mùa Covid” do Dianthus thực hiện. Dựa theo dòng sự kiện đại dịch cúm virus corona (Covid-19) hay còn gọi là SARS-CoV-2 khởi nguồn từ chợ bán buôn hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 – 2019 rồi lan rộng khắp thế giới. Cho tới tháng 10 – 2021 có đến 223 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus với hơn 240 triệu ca nhiễm và gần 5 triệu người tử vong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của người dân trên toàn thế giới.
Phần 1 – Tổ Chức Đám Cưới trong mùa dịch nên hay không?
Phần 2 – Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?
Phần 3 – Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?
Phần 4 – Phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?
Phần 5 – Có nên đặt cọc nhà hàng trong mùa dịch hay không?
Phần 6 – Kế hoạch Đám Cưới mùa Covid-19 như thế nào cho chuẩn?
Phần 7 – Chọn phương án nào khi Đám Cưới mùa Cô Vy?
Phần 8 – Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?
Phần 9 – Trình tự Lễ Cưới mùa Covid có gì khác không?
Phần 10 – Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid gồm những gì?
Phần 11 – Trang trí Lễ Cưới mùa Covid nên đơn giản hay cầu kỳ?
Phần 12 – Chi phí Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid bao nhiêu là phù hợp?
Phần 13 – Những mẫu Trang Trí Lễ Cưới đẹp trong mùa Covid.
Phần 14 – Thi công Trang Trí Lễ Cưới mùa dịch sao cho an toàn?
Phần 15 – Những việc cần làm trong mùa dịch để chuẩn bị cho Đám Cưới.
Phần 16 – Đâu là khó khăn của dịch vụ Cưới Hỏi mùa Covid-19?
Phần 17 – Lối đi nào cho dịch vụ Cưới Hỏi trong mùa dịch bệnh?
Phần 18 – Tổng hợp tin tức về Đám Cưới mùa Cô Vy trên báo chí.