Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?

Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?
Dịch vụ trang trí cưới hỏi uy tín, chất lượng bởi Dianthus Wedding Decor tại Sài Gòn, Việt Nam.

Nỗi băn khoăn của nhiều cặp đôi trước tình trạng đại dịch cúm virus corona (Covid-19) bùng phát là nếu hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không? Một số khách hàng của Dianthus tâm sự rằng dù rất muốn hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế hội họp, tụ tập đông người nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ đã đặt cọc khoản tiền lớn cho việc tổ chức tiệc, nếu hủy khả năng cao là họ sẽ mất tiền.

Cần thấu hiểu tâm lý của người đi dự tiệc.

Giả sử đặt trường hợp chưa có lệnh cách ly, nghĩa là bạn vẫn được Tổ Chức Đám Cưới một cách bình thường nhưng bạn có tự hỏi tâm lý của người đi dự tiệc sẽ như thế nào không? Ngập ngừng và e dè, nếu không thân chắc chắn sẽ tìm cách để từ chối khéo rồi gửi phong bì, nếu không trốn tránh được thì dự tiệc về xong sẽ thấp thỏm, nơm nớp lo sợ không biết mình có bị lây nhiễm trong Đám Cưới hay không, rồi áp lực ở nhà còn bao nhiêu người ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái… phải chịu liên lụy theo. Nói chung nếu phải đi dự tiệc cưới trong “mùa Cô Vy” thì không thể nào thoải mái nổi mà như vậy thì Đám Cưới đâu còn vui nữa, có thể buổi tiệc sẽ rất vắng bởi khách đến không đủ. Do đó cặp đôi nên nắm bắt tâm lý của khách mời để có những quyết định thông suốt, bao gồm cả việc hủy cưới cũng như thương lượng hoàn tiền với nhà hàng.

Tốt nhất các cặp đôi không nên tổ chức Cưới Hỏi trong mùa Covid, bởi Đám Cưới vốn sự kiện tập trung đông người rất khó để kiểm soát.

Xác định khả năng đòi được tiền cọc là rất thấp.

Đa số Nhà Hàng, Trung Tâm Hội Nghị Tiệc Cưới thường có quy trình làm việc chặt chẽ dựa trên hợp đồng đầy đủ, rõ ràng kèm theo tiến độ thanh toán cụ thể, gồm trước và sau khi kết thúc tiệc. Nếu hai bên đã ký hợp đồng với nhau, cặp đôi nên mang hợp đồng ra xem, đọc lại các điều khoản cho kỹ lưỡng, nhiều nhà hàng đưa ra điều kiện ràng buộc trong hợp đồng rất rõ: Sau khi đặt cọc, nếu khách hàng hủy tiệc vì bất kỳ lý do gì thì số tiền đặt cọc cũng không được hoàn trả. Mà thông thường lúc ký hợp đồng, chúng ta chỉ đọc lướt qua chứ không để ý đến điều khoản này, bởi làm gì có đôi nào nghĩ đến việc hủy tiệc cưới khi vừa đặt đâu. Cho nên nếu bạn mở hợp đồng ra nhìn thấy điều khoản tương tự, thì quên chuyện đòi tiền đặt cọc theo luật đi, mà hãy chọn hình thức xử lý khác êm đẹp hơn.

Không nên phụ thuộc vào “sự kiện bất khả kháng”.

Trong hợp đồng thường có điều khoản miễn trừ trách nhiệm nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng khi gặp sự kiện bất khả kháng. Khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân Sự, quy định sự kiện bất khả kháng như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Căn cứ theo tuyên bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công nhận SARS-CoV-2 tức Covid-19 là đại dịch toàn cầu thì chúng ta có thể xác nhận dịch cúm virus corona này là một sự kiện bất khả kháng.

Tuy nhiên, nếu hai bên ký kết hợp đồng trước khi dịch cúm bùng phát, thời điểm đó bạn không lường trước được tình trạng nguy hiểm của dịch bệnh nên có thể xem là sự kiện bất khả kháng. Ngược lại, nếu vào thời điểm hai bên ký kết hợp đồng, dịch bệnh đã bùng phát, bạn có thể lường trước được nguy cơ lây nhiễm khi tụ tập đông người như trong sự kiện, tiệc tùng thì không thể xem đây là sự kiện bất khả kháng. Vì vậy, khi bạn muốn hủy hợp đồng, đòi tiền cọc thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng nên nhà hàng có cơ sở để không xem xét, giải quyết yêu cầu này.

Lựa chọn phương án khả thi hơn thay vì đòi tiền cọc.

Vào thời điểm bạn đặt bút xuống ký hợp đồng hay đưa tiền đặt cọc, chắc chắn trước đó giữa hai bên đã có một quá trình làm việc đủ dài, để nhân viên nhà hàng tư vấn dịch vụ, giới thiệu thực đơn, lập báo giá, soạn hợp đồng… bạn cảm thấy ưng ý về mọi thứ rồi mới quyết định chọn, chứ không phải nhà hàng không làm gì hết. Sau đó, để chuẩn bị Tiệc Cưới cho bạn, nhà hàng phải lập kế hoạch triển khai, đặt mua nguyên liệu, thực phẩm, chuẩn bị nhân sự, MC, ban nhạc, âm thanh, sân khấu… và cũng phải đặt cọc tiền, thanh toán tạm ứng cho đối tác để giữ ngày. Cho nên nếu lấy lý do hủy cưới mùa Covid theo sự kêu gọi của nhà nước rồi khăng khăng đòi lại tiền cọc bên nhà hàng là một yêu cầu không hợp tình hợp lý, đa số nhà hàng sẽ không đồng ý. Thay vì vậy, hãy chọn phương án dời Ngày Cưới để chuẩn bị kịch bản thương lượng theo hướng đó.

Để tránh việc đôi co với nhà cung cấp khi phải hủy cưới trong mùa dịch Covid-19 cặp đôi nên chuẩn bị tâm lý và các phương án thương lượng ra sao.

Thương lượng dời ngày cưới như thế nào cho hợp lý?

Trước tình hình Cô Vy đang hoành hành, không ai biết trước được khi nào thì mọi việc sẽ bình thường, tổ chức cưới lại vào thời điểm nào bạn cũng không tự quyết định được cho nên cần thương lượng với nhà hàng cho dời ngày cưới vô thời hạn, hoặc một khoảng thời gian đủ dài để cảm thấy an toàn. Thực tế, để cặp đôi thương lượng thành công điều kiện này cũng đã là khó rồi.

  • Đa phần nhà hàng sẽ hỗ trợ dời ngày và quy định cho bạn một thời hạn để tổ chức, ví dụ cưới trước 30.06.2021. Câu hỏi là “Giả sử lúc đó vẫn còn dịch thì nhà hàng có dám tổ chức không? Nếu không tổ chức được mà phải tiếp tục dời ngày thì sao?”.
  • Nếu bạn cảm thấy thời hạn nhà hàng đưa ra quy định không phù hợp và muốn tổ chức vào thời điểm khác, chẳng hạn cuối năm thì có những khoản phát sinh nào? Bạn nên bình tĩnh, thấu hiểu và chấp nhận khoản phát sinh này, bởi vì chi phí trong mùa thấp điểm (giữa năm) và mùa cao điểm (cuối năm) chênh lệch rất lớn.
  • Hỏi xem bạn có được chuyển cọc, nhượng hợp đồng cho một cặp đôi khác hay không? Trường hợp quyết định tổ chức, bạn cần thông báo cho bên nhà hàng biết thời điểm tổ chức trước bao lâu, ví dụ 60 ngày hay 90 ngày để nhà hàng có thể chuẩn bị.
  • Tất cả những gì hai bên thỏa thuận với nhau hãy thể hiện trên văn bản để có tính cam kết cao, nếu cần thiết thì nên làm lại hợp đồng cho rõ ràng.

Giải quyết khúc mắc bằng sự thông cảm, thấu hiểu.

Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta nên có cách ứng xử văn minh, thông cảm và thấu hiểu cho tình trạng của nhau vào thời điểm nhạy cảm này. Cả bạn và nhà hàng đều gặp tình huống bối rối, khó xử… Bạn không tổ chức được Đám Cưới sẽ buồn, không lấy lại được tiền cọc sẽ tiếc nhưng nếu bạn thiệt hại 1 nhà hàng có thể thiệt hại 10. Tưởng tượng xem đáng ra có 100 cái hợp đồng tổ chức tiệc, thay vào đó bây giờ 100 khách hàng quay lại đòi hủy tiệc, muốn lấy cọc thì nhà hàng phải ứng xử như thế nào cho đúng? Không chỉ đối với nhà hàng mà bất kỳ dịch vụ cưới nào trong thời điểm này cũng cần sự thấu hiểu từ bạn.

Tất nhiên, chúng ta sẽ gặp không ít đơn vị có quy trình làm việc cứng nhắc, lắm thủ tục hành chính mà lơ là tình người, tiền cọc của khách thì muốn giữ, nhưng cần hỗ trợ lại không nhiệt tình. Thậm chí còn đưa ra những điều kiện, quy định ngặt nghèo gây khó khăn cho cặp đôi, những nơi này họ chỉ giữ được tiền chứ không giữ được lòng người, rồi thời gian sẽ trả lời rằng họ có thể tồn tại, phát triển với cung cách làm việc như vậy hay không.

Bạn nên tìm cách xử lý tình huống văn minh, thân ái và đạt được hiệu quả cao trong vấn đề “đòi lại tiền cọc” vốn vô cùng tế nhị.

Đối với vấn đề hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không? Câu trả lời của Dianthus là rất khó. Thay vì nghĩ đến việc tranh cãi, kiện tụng thì bạn nên suy nghĩ thấu đáo, thông cảm cho nhà hàng và đổi lại những quyền lợi khác là một phương án hợp lý.

Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài TrờiTrang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này thuộc loạt bài “Đám Cưới Mùa Covid” do Dianthus thực hiện. Dựa theo dòng sự kiện đại dịch cúm virus corona (Covid-19) hay còn gọi là SARS-CoV-2 khởi nguồn từ chợ bán buôn hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 – 2019 rồi lan rộng khắp thế giới. Cho tới tháng 10 – 2021 có đến 223 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus với hơn 240 triệu ca nhiễm và gần 5 triệu người tử vong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của người dân trên toàn thế giới.

Phần 1 – Tổ Chức Đám Cưới trong mùa dịch nên hay không?

Phần 2 – Đặt dịch vụ xong rồi, hủy cưới mùa covid sao cho vẹn toàn?

Phần 3 – Hủy cưới vì Covid có đòi được tiền cọc nhà hàng không?

Phần 4 – Phương án thương lượng khi phải hủy cưới trong mùa dịch?

Phần 5 – Có nên đặt cọc nhà hàng trong mùa dịch hay không?

Phần 6 – Kế hoạch Đám Cưới mùa Covid-19 như thế nào cho chuẩn?

Phần 7 – Chọn phương án nào khi Đám Cưới mùa Cô Vy?

Phần 8 – Muốn làm Lễ Cưới mùa Covid cần chuẩn bị những gì?

Phần 9 – Trình tự Lễ Cưới mùa Covid có gì khác không?

Phần 10 – Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid gồm những gì?

Phần 11 – Trang trí Lễ Cưới mùa Covid nên đơn giản hay cầu kỳ?

Phần 12 – Chi phí Trang Trí Lễ Cưới mùa Covid bao nhiêu là phù hợp?

Phần 13 – Những mẫu Trang Trí Lễ Cưới đẹp trong mùa Covid.

Phần 14 – Thi công Trang Trí Lễ Cưới mùa dịch sao cho an toàn?

Phần 15 – Những việc cần làm trong mùa dịch để chuẩn bị cho Đám Cưới.

Phần 16 – Đâu là khó khăn của dịch vụ Cưới Hỏi mùa Covid-19?

Phần 17 – Lối đi nào cho dịch vụ Cưới Hỏi trong mùa dịch bệnh?

Phần 18 – Tổng hợp tin tức về Đám Cưới mùa Cô Vy trên báo chí.

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo