Từ những năm 1950, hình thức nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương mại (franchise) đã tăng trưởng rất nhanh ở khu vực Bắc Mỹ. Còn tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói nhiều về nhượng quyền thương hiệu trong khoảng 20 năm trở lại đây. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì, các ưu nhược điểm của nhượng quyền? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tham khảo các bài viết cùng chủ đề:
Bài 1: Tìm hiểu mô hình kinh doanh dịch vụ trang trí cưới hỏi
Bài 2: Nhượng quyền thương hiệu là gì, các ưu nhược điểm của nhượng quyền
Bài 3: Đối tác của mô hình kinh doanh dịch vụ trang trí cưới hỏi là ai?
Nội Dung Bài Viết
Nhượng quyền thương hiệu là gì, các ưu nhược điểm của nhượng quyền?
Nhượng quyền thương hiệu trong tiếng anh là franchise đang là một xu hướng kinh doanh thịnh hành trên thế giới và ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bùng nổ. Chúng ta thường nghe mọi người nói đến, hoặc tìm kiếm thông tin về nhượng quyền thương hiệu thời trang, nhượng quyền thương hiệu trà sữa…
Khái niệm nhượng quyền thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Đầu tiên, nhượng quyền thương mại phải là một hoạt động thương mại, là một mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa hai bên đối tác. Nghĩa là phải có một bên cung cấp (bên bán) và một bên sử dụng (bên mua), hoặc chúng ta có thể gọi chính xác hơn là bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Trong mối quan hệ này, bên nhượng quyền cho phép phía đối tác (tức là bên nhận quyền) được sử dụng bản sao của một hệ thống kinh doanh đã thành công mà bên nhượng quyền đang sở hữu. Qua đó đổi lấy những yêu cầu về quyền lợi, và phí trong một khoảng thời gian nhất định, trong một khu vực, địa điểm kinh doanh nhất định.
Bên nhận quyền phải được đối tác (tức bên nhượng quyền) cho phép kinh doanh dựa trên tên thương hiệu, bí quyết, mô hình và phương thức kinh doanh. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào mà bên nhận quyền làm thay đổi tên thương hiệu, bí quyết, thay đổi mô hình và phương thức kinh doanh thì sẽ bị tước quyền sử dụng và có thể dẫn tới việc mất toàn bộ các khoản đầu tư trước đó.
Qua điều này thì bạn có thể thấy là chương trình hợp tác “chuyển giao mô hình kinh doanh dịch vụ trang trí cưới hỏi” của Dianthus Wedding Decor hiện nay không phải là hình thức nhượng quyền thương hiệu. Bởi Dianthus Wedding Decor chỉ chia sẻ về bí quyết, mô hình và phương thức kinh doanh chứ không cho phép đối tác sử dụng thương hiệu Dianthus Wedding Decor dưới mọi hình thức.
Các ưu nhược điểm của nhượng quyền?
Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu?
Như ý của câu “sử dụng bản sao của một hệ thống kinh doanh đã thành công” ở trên, đã nói rõ được ưu điểm của hình thức nhượng quyền thương hiệu. Đó chính là giảm thiểu các khả năng dẫn đến rủi ro, và mang đến thành công nhanh nhất, tức là lợi nhuận về cho nhà đầu tư.
Bên nhận quyền trong thời gian ngắn đã nhận được công nghệ, mô hình, phương thích kinh doanh cùng sự tín nhiệm của người dùng đối với thương hiệu. Không những vậy còn được bên nhượng quyền khảo sát, tư vấn, hỗ trợ đối đa về địa điểm, cơ sở vật chất, quảng bá…
Có thể thấy rằng ưu điểm của mô hình nhượng quyền thương hiệu là rất lớn: vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tăng hiệu quả kinh doanh, vừa thu hút được số lượng lớn khách hàng.
Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu?
Nhược điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất của việc nhận nhượng quyền thương hiệu là thương hiệu đó không phải là của bạn, mà bạn chỉ được giao quyền sử dụng trong một khoảng thời gian giới hạn theo hợp đồng đã ký. Các hoạt động kinh doanh của bạn phải dựa trên một khuôn khổ đã được hoạch định sẵn, có thể bị giới hạn sự sáng tạo trong suốt quá trình kinh doanh.
Nếu muốn làm một điều gì đó mới lạ thì cũng phải hỏi ý kiến của bên chủ sở hữu thương hiệu, bạn bỏ tiền ra để làm chủ nhưng dường như là có thêm một người sếp giám sát toàn bộ hoạt động của mình. Bạn càng làm tốt thì thương hiệu của bên nhượng quyền cũng càng lớn mạnh theo, họ lại có thêm những đối tác mới, đối tác ấy có khi lại trở thành đối thủ của bạn trong cùng một khu vực.
Và cho đến cuối cùng, hết hạn hợp đồng thì bạn phải ký lại hợp đồng mới, tiếp tục trả thêm tiền nhượng quyền, hoặc bạn lỡ phạm sai lầm nào đó thì họ lấy lại thương hiệu.
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Hiện nay, có 04 hình thức nhượng quyền thương hiệu, mỗi hình thức thể hiện đều thể hiện về mối quan hệ hợp tác và sự cam kết giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee). Cụ thể từng hình thức như sau:
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise).
Đây là mô hình nhượng quyền hoàn diện nhất, có cấu trúc chặt chẽ nhất, thể hiện mức độ hợp tác sâu rộng và có cam kết rất cao giữa hai bên. Thời hạn hợp đồng ít nhất là 5 năm, và có thể kéo dài đến 20 – 30 năm. Hai bên sẽ chia sẻ ít nhất 04 loại “sản phẩm” cơ bản trong đó bao gồm: (1) Hệ thống nhận dạng thương hiệu; (2) Sản phẩm hoặc dịch vụ; (3) Bí quyết công nghệ trong sản xuất hoặc bí quyết kinh doanh; (4) Hệ thống vận hành. Cái này cực kỳ quan trọng vì trong đó gồm có: mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành, quản lý, điều hành, huấn luyện, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo…
Bên nhận quyền sẽ thanh toán cho bên nhượng quyền gồm 02 khoản phí, đó là phí nhượng quyền ban đầu (còn gọi là up-front fee) và phí hoạt động (còn gọi là royalty fee) phí này được tính trên doanh số bán ra định kỳ. Bên cạnh đó là các khoản phí như tư vấn, thiết kế, trang trí, mua sắm trang thiết bị, chi phí quảng cáo, marketing…
Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise).
Căn cứ trên mô hình chuyển nhượng kinh doanh toàn tiện để chuyển nhượng một số yếu tố nhất định như: Nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ; Nhượng quyền các công thức sản xuất, sản phẩm, tiếp thị; Cấp phép sử dụng thương hiệu;… Đối với hình thức nhượng quyền này thường có cơ chế quản lý khá lỏng lẻo. Bên nhượng quyền không cố gắng kiểm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền một cách chặt chẽ, cũng như không kiểm soát được thu nhập từ hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.
Nhượng quyền kinh doanh và có tham gia quản lý (management franchise).
Ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, bí quyết hay công thức kinh doanh thì bên nhượng quyền còn hỗ trợ cung cấp nhân sự điều hành và quản lý doanh nghiệp. Động thái này nhằm đảo bảo hệ thống kinh doanh được phát triển đồng bộ, đúng quy trình và có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao nhất.
Nhượng quyền kinh doanh và có tham gia đầu tư vốn (equity franchise).
Bên nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư vốn vào dự án kinh doanh với một tỷ lệ vừa và nhỏ, để có thể tham gia vào hội đồng quản trị và tham gia kiểm soát hoạt động kinh doanh của hệ thống.
Một số ví dụ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Cho đến nay đã có hơn 200 thương hiệu nước ngoài đang triển khai nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trong số đó bao gồm: Tous Les Jours, BBQ Chicken, KFC, Burger King, Pizza Hut, The Pizza Company, Starbuck, Domino’s, McDonald’s, Pepper Lunch, Baskin Robbins, Lotteria, Caffe Bene, Haagen-Dazs, Bobabop, Gong Cha, Toco Toco, Dingtea…
Bên cạnh đó các doanh nghiệp có nguồn gốc từ Việt Nam cũng đang tích cực triển khai nhượng quyền thương hiệu, gồm có: Trung Nguyên, Highlands Coffee, The Coffee House, Minalo Coffee, Thế Giới Di Động, FPT Shop, Luta Fashion, Blue Exchange, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Ninomax, T&T…
Lời Kết:
Qua bài viết trên, Dianthus Wedding Decor tin rằng đã cung cấp cho bạn một phần thông tin quan trọng về việc nhượng quyền; Các ưu khuyết điểm của việc nhượng quyền; Các hình thức nhượng quyền; Và các mô hình nhượng quyền mà chúng ta thường thấy hiện nay. Và cách hợp tác của Dianthus thì không hoàn toàn thuộc về bất kỳ hình thức nào như trên, nó giống như là việc thuê setup công ty nhiều hơn.
Bằng hình thức hợp tác này, Dianthus Wedding Decor sẽ thực hiện tất cả các công việc cần thiết theo hợp đồng, để giúp bạn xây dựng nên một hệ thống công ty giống như Dianthus, nhưng mang tên thương hiệu của bạn, và bạn toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, dưới sự tư vấn, hỗ trợ của Dianthus. Và như vậy thì sẽ phù hợp hơn đối với các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ như chúng ta.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.