Nếu như Lễ Dạm Ngõ đặt nền móng cho hai gia đình tìm hiểu về hoàn cảnh, nề nếp gia phong của nhau nên có thể tổ chức gọn nhẹ, đơn giản thì buổi Lễ Đính Hôn là bước ngoặt để hai nhà xác nhận mối quan hệ thông gia, cần tổ chức trang nghiêm qua nhiều thủ tục, do đó Dianthus sẽ giúp bạn nắm rõ những việc quan trọng cần làm trước Lễ Đính Hôn để không phải bỡ ngỡ khi ngày trọng đại sắp đến gần.
Nội Dung Bài Viết
Những việc quan trọng cần làm trước Lễ Đính Hôn.
Xác định ngày tổ chức Lễ Đính Hôn.
Công đoạn xác định ngày tổ chức Lễ Đính Hôn có thể đã được Nhà Trai chuẩn bị từ Lễ Dạm Ngõ, khi đó hai nhà gặp gỡ sẽ trao đổi cụ thể về ngày giờ tổ chức Đính Hôn. Nếu chưa kịp thực hiện, Nhà Trai có trách nhiệm thông báo cho Nhà Gái sau khi có kết quả, chậm nhất phải trước từ 1-2 tháng để còn chuẩn bị. Nhiều bạn trẻ theo tư tưởng hiện đại thường thắc mắc “Lễ Đính Hôn có cần xem ngày hay không?” lời khuyên của Dianthus là nên, bởi đây là truyền thống từ xưa mà ông bà thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” không phải ngẫu nhiên mà phong tục xem ngày lành tháng tốt vẫn còn duy trì đến hiện nay.



Sửa sang, dọn dẹp nhà cửa.
Trong phần lớn trường hợp, công việc này thuộc bên phía Nhà Gái bởi vì buổi Lễ Đính Hôn được tổ chức tại đây. Muốn tạo nên một không gian đẹp đẽ, ấm cúng để chào đón quan viên hai họ thì trước tiên cơ sở vật chất, nội thất phải sạch sẽ, tươm tất kế đến mới là trang trí và hoa tươi. Nhà Gái hãy xem đây là cơ hội để sửa sang, dọn dẹp nhà cửa nếu nhiều đồ vật trong gia đình bị cũ và nhiều chỗ hư hại chưa kịp sửa chữa, chẳng hạn sơn mới lại bức tường ố, thay bóng đèn điện, quạt trần, lau dọn bàn thờ gia tiên… là một số gợi ý.



Lên danh sách người tham dự.
Hai gia đình cùng lên danh sách người tham dự Lễ Đính Hôn, sau đó Nhà Trai cần báo số lượng cho Nhà Gái biết sớm để chuẩn bị chỗ ngồi được chu đáo, hãy thông báo trước khi Nhà Gái đặt trang trí bởi công việc này bên dịch vụ trang trí có thể hỗ trợ được. Lưu ý rằng, chỉ những người quan trọng có vai vế trong gia đình mới được sắp xếp chỗ ngồi phía trước bàn thờ gia tiên của Nhà Gái, những người bà con khác sẽ được xếp chỗ xung quanh, hoặc có ghế ngồi tại khu vực bàn tròn phía trước nhà.



Chọn người làm Chủ Hôn.
Mỗi bên gia đình cần chọn ra một người làm Chủ Hôn để đại diện cho dòng họ phát biểu, tiếp lời nhà bên kia cũng như hướng dẫn nghi lễ đúng theo những thủ tục cần thiết. Người ta thường chọn vị Chủ Hôn là đàn ông, lớn tuổi, có khiếu ngoại giao và được mọi người trong gia đình nể trọng. Khi đã biết ai sẽ làm Chủ Hôn, trước sự kiện 1-2 tuần, cả gia đình nên ngồi bàn bạc với nhau về trình tự, cách phát biểu trong Lễ Đính Hôn, nếu cần có thể tham khảo một số mẫu bài phát biểu trong Lễ Đính Hôn, soạn lời phát biểu và tập dợt trước nhiều lần cho trôi chảy. Download file: Mẫu bài phát biểu trong Lễ Đính Hôn.doc



Xem thêm: Kinh nghiệm chọn người làm Chủ Hôn Cưới Hỏi.
Đặt dịch vụ Trang Trí Gia Tiên.
Nhà Gái cần thuê rạp bạt, cổng hoa, bàn ghế… để chuẩn bị cho ngày Lễ Đính Hôn, trước đó vài ba tháng nên tìm hiểu dịch vụ Trang Trí Gia Tiên tại địa phương, tham khảo các gói dịch vụ và sản phẩm đã thực hiện để chọn một mẫu trang trí phù hợp với ngân sách và phong cách mà bạn yêu thích, ưu tiên cho các hạng mục quan trọng như bàn thờ gia tiên, bàn ghế hai họ, cổng hoa cưới… Ở các thành phố lớn hiện nay, dịch vụ trang trí Cưới Hỏi rất được thịnh hành cũng như có cung cách phục vụ chuyên nghiệp, bạn và gia đình có thể yêu cầu tư vấn và nhận báo giá online, trước ngày diễn ra Lễ Đính Hôn sẽ có ê-kip đến tận nhà khảo sát và trang trí.



Xem thêm: Bảng giá dịch vụ Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên.
Mua nhẫn Đính Hôn.
Trước mặt bà con thân thuộc của cả hai, chàng trai sẽ ân cần cầm tay cô gái và nhẹ nhàng đeo chiếc nhẫn Đính Hôn vào tay nàng, giây phút ấy trở nên thiêng liêng, đặc biệt với cô gái bởi chiếc nhẫn Đính Hôn này nàng chỉ nhận một lần trong đời mà thôi. Để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng đó, hai bạn hãy lên kế hoạch mua nhẫn Đính Hôn từ trước 2-3 tháng, đối với nhẫn Đính Hôn chỉ cần mua một chiếc cho nữ, còn Nhẫn Cưới mới mua một cặp. Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của Nhà Trai mà chọn lựa nhẫn cho phù hợp, bởi đây cũng là khoản chi phí cưới vợ đáng kể, không phải ai cũng có điều kiện để chi một cách mạnh tay.



Chuẩn bị lễ vật Đính Hôn.
Nhiệm vụ sửa soạn lễ vật Đính Hôn sẽ do Nhà Trai chịu trách nhiệm chính, trước đó giữa các vị phụ huynh nên có sự trao đổi để biết ý mà chuẩn bị cho đầy đủ, trong quá trình hai nhà bàn bạc cặp đôi sẽ đóng vai trò quan trọng làm cầu nối thông tin. Nếu Nhà Gái không đưa ra yêu cầu thách cưới thì Nhà Trai “dễ thở”, chỉ cần sắm sửa lễ vật đúng theo phong tục vùng miền là được, nếu lỡ Nhà Gái muốn thách cưới cũng phải nghiêm túc thực hiện theo.



Xem thêm: Chuẩn bị lễ vật Đính Hôn gồm những gì?
Đặt dịch vụ quay phim, chụp hình.
Để lưu lại kỷ niệm đáng nhớ về ngày tổ chức Đính Hôn, chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của một ê-kip quay phim, chụp hình chuyên nghiệp. Đặc biệt với thể loại phóng sự cưới đang được ưa chuộng hiện nay sẽ giúp hai bạn “bắt lại” những khoảnh khắc độc đáo, tự nhiên nhất của những người thân yêu. Nhiều chuyên gia Tổ Chức Đám Cưới (Wedding Planner) tiết lộ rằng: Một gói phóng sự nên gồm từ 02 quay phim kết hợp cùng 02 chụp hình, để phân công đều ở cả Nhà Trai và Nhà Gái sẽ là sự lựa chọn hợp lý giúp cho cặp đôi không bỏ lỡ khoảnh khắc đáng giá nào trong ngày vui.



Nếu bạn muốn cho quá trình Tổ Chức Đám Cưới sau này được diễn ra suôn sẻ, làm đẹp lòng hai bên gia đình chắc chắn không thể bỏ qua buổi Lễ Đính Hôn, bằng cách tìm hiểu những việc quan trọng cần làm trước Lễ Đính Hôn trong bài viết trên sẽ là bước đi cần thiết mà bạn nên áp dụng và chuẩn bị cho buổi lễ tới gần.
Mục Đồng
DIANTHUS WEDDING DECOR
www.weddingdecor.vn | 0917 489 600 | [email protected]
Bài viết này thuộc chủ đề Lễ Đính Hôn hay còn gọi là Lễ Ăn Hỏi. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị cho buổi lễ này, có thể đọc thêm các bài viết cùng chủ đề sau đây:
Phần 1 – Lễ Đính Hôn là gì? Lễ Đính Hôn có giống Lễ Ăn Hỏi không?
Phần 2 – Những việc quan trọng cần làm trước Lễ Đính Hôn.
Phần 3 – Trình tự tổ chức Lễ Đính Hôn gồm những gì?
Phần 4 – Đám Hỏi cần chuẩn bị những gì? Chi phí cho Đám Hỏi?
Phần 5 – Nhà Trai cần chuẩn bị gì cho Lễ Đính Hôn?
Phần 6 – Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Đính Hôn?
Phần 7 – Chuẩn bị lễ vật Đính Hôn gồm những gì?
Phần 8 – Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan Lễ Đám Hỏi.
Phần 9 – Phân biệt giữa Lễ Đám Hỏi và Ăn Hỏi khác nhau như thế nào?
Phần 10 – Gộp Lễ Đám Hỏi và Đám Cưới trong cùng ngày có sao không?
Phần 11 – Cô Dâu có nên cầm hoa trong Đám Hỏi hay không?
Phần 12 – Mẫu bài phát biểu trong Lễ Đính Hôn.
Bonus – Tìm hiểu Lễ Dạm Ngõ là gì? Những việc cần chuẩn bị cho Lễ Dạm Ngõ?
Nhằm chuẩn bị cho buổi Lễ Đính Hôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi cặp đôi nên download file “Mẫu bài phát biểu trong Lễ Đọc Thêm
Trong trình tự của Lễ Đám Hỏi, Dianthus có đề cập đến chi tiết Chú Rể sẽ trao hoa, trao nhẫn cho Cô Dâu khi Đọc Thêm
Phong tục Cưới Hỏi truyền thống của người Việt ngày nay vẫn còn giữ lại 03 lễ chính gồm: Lễ Dạm Ngõ, Lễ Đính Hôn, Đọc Thêm
Tuy cùng là người Việt nhưng do sống ở hai đầu đất nước, bị ảnh hưởng bởi văn hóa địa phương và tập quán trong Đọc Thêm
Khi chuẩn bị cho Lễ Ăn Hỏi hay ở Miền Nam còn được biết đến với tên gọi là Lễ Đám Hỏi, mỗi cặp đôi Đọc Thêm
Lễ Đính Hôn là một trong 03 nghi thức Cưới Hỏi quan trọng theo phong tục Cưới Hỏi người Việt ngày nay, để giúp buổi Đọc Thêm