Nhằm chuẩn bị cho buổi Lễ Cưới (tức Lễ Đón Dâu/Lễ Rước Dâu) diễn ra suôn sẻ, thuận lợi cặp đôi nên download file “Mẫu bài phát biểu trong Lễ Cưới” sau đây, in ra để người nhà tham khảo, sửa lời văn cho phù hợp và tập phát biểu nhiều lần trước khi buổi Lễ Đón Dâu diễn ra.
Nội Dung Bài Viết
Mẫu bài phát biểu trong Lễ Cưới.
Phát biểu của họ Nhà Trai trong Lễ Cưới.
Nhà Trai nên nói gì trong Lễ Đón Dâu? Thông thường trong buổi Lễ Đón Dâu hay Lễ Thành Hôn, Nhà Trai nên chủ động mở lời trước sau khi hai bên họ hàng đã ổn định chỗ ngồi, việc phát biểu sẽ do vị đại diện (tức ông Chủ Hôn) Nhà Trai đảm trách.
Chủ Hôn là người đại diện hai họ, vừa chứng kiến vừa chủ trì các nghi lễ Cưới Hỏi.
Cấu trúc của một bài phát biểu trong Lễ Rước Dâu bao gồm:
- Lời chào.
- Giới thiệu các thành viên tham dự.
- Giới thiệu mục đích của buổi lễ.
- Giới thiệu các lễ vật, sính lễ.
- Lời chúc phúc và cảm ơn.
Cụ thể hơn, vui lòng tham khảo một bài phát biểu Lễ Đón Dâu mẫu sau đây, với vị đại diện Nhà Trai là ba của Chú Rể.
Lời chào hỏi của họ Nhà Trai.
Kính thưa quan viên hai họ, cùng toàn thể quý vị quan khách! Tôi là Đặng Thành Vinh, ba của cháu Đặng Thành Tài là Chú Rể ngày hôm nay. Tôi xin đại diện cho họ Nhà Trai chân thành cảm ơn sự hiện diện của các cụ, các ông, các bà và toàn thể quý vị đã có mặt đông đủ để dự Lễ Thành Hôn của hai con chúng tôi, xin chúc quý vị sức khỏe dồi dào, gia đình an khang hạnh phúc.
Trình tự chuẩn bị bài phát biểu Lễ Đính Hôn đúng chuẩn, làm đẹp lòng hai họ.
Lời giới thiệu phái đoàn Nhà Trai.
Hôm nay, ngày mồng… tháng… năm… phái đoàn Nhà Trai chúng tôi tham dự Lễ Thành Hôn của hai cháu Tài và Quyên gồm có: ngồi hàng ghế đầu là ông bà cụ thân sinh của tôi, tức ông bà nội cháu Tài, bà xã tôi là Nguyễn Thị Mai ngồi bên cạnh, kế đến là vợ chồng chú Văn là em trai ruột của tôi, vợ chồng chú Quang cũng là em trai ruột của tôi… Vị Chủ Hôn phía Đàng Trai sẽ lần lượt giới thiệu các thành viên theo thứ tự vai vế trong nhà từ lớn đến nhỏ.
Lời giới thiệu mục đích của Nhà Trai.
Được sự chấp thuận của họ Nhà Gái, cũng như sự thống nhất của hai gia đình trong Lễ Đính Hôn tổ chức ngày mồng… tháng… năm…. Hôm nay, Nhà Trai chúng tôi có chuẩn bị một ít lễ vật, xin kính dâng gia tiên bên họ Nhà Gái và xin phép được đón cháu Phạm Lệ Quyên về làm dâu trong nhà tôi, và về làm con cháu trong họ Đặng chúng tôi. Và đồng thời, gia đình tôi cũng xin phép họ Nhà Gái đồng ý cho cháu Tài được làm con làm cháu trong gia đình. Xin kính mong họ Nhà Gái cử đại diện để nhận lễ vật của Nhà Trai chúng tôi.
Chuẩn bị một bộ mâm quả để làm sính lễ là điều không thể thiếu trong cả Lễ Đám Hỏi và Lễ Cưới theo truyền thống hôn nhân của người Việt.
Lời cảm ơn của Nhà Trai.
Kính thưa, các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu. Giờ lành đã đến, Nhà Trai chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ Nhà Gái, mong rằng từ hôm nay tình cảm của hai gia đình sẽ ngày càng gắn bó, thân thiết hơn. Sau đây, Nhà Trai chúng tôi xin phép được đưa cháu Phạm Lệ Quyên về Nhà Trai để trình diện tổ tiên và cử hành các nghi thức Lễ Thành Hôn cho hai cháu. Nhà Trai đã chuẩn bị sẵn xe đưa đón, kính mời các cụ ông cụ bà họ Nhà Gái, cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ Nhà Trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Download file: Mẫu bài phát biểu trong Lễ Cưới.doc
Phát biểu của họ Nhà Gái trong Lễ Cưới.
Nhà Gái nên nói gì trong Lễ Đón Dâu? Khi đại diện Nhà Trai đã mở lời trước thì vị Chủ Hôn bên Nhà Gái cũng phải có bài phát biểu đáp lời, tuy nhiên phần phát biểu bên phía Nhà Gái sẽ ngắn gọn hơn và chủ yếu dựa trên các ý chính trong lời phát biểu của Nhà Trai mà đáp lại.
Cấu trúc của một bài phát biểu của họ Nhà Gái trong Lễ Đón Dâu sẽ bao gồm:
- Lời chào.
- Giới thiệu các thành viên tham dự.
- Đồng ý chấp thuận lễ vật và hôn sự.
- Lời chúc phúc và cảm ơn.
Nội dung bài phát biểu Lễ Đón Dâu mẫu do bố của Cô Dâu là đại diện Nhà Gái tiếp lời như sau.
Lời chào hỏi của họ Nhà Gái.
Kính thưa, các cụ ông cụ bà, bà con nội ngoại của hai gia đình, cùng bạn bè thân thiết của hai cháu Tài và Quyên. Tôi là Phạm Đức Lộc, ba của cháu Quyên, trước tiên tôi xin thay mặt cho họ Nhà Gái kính chúc sức khoẻ các cụ ông cụ bà, anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết đã có mặt đông đủ tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu Đặng Thành Tài và Phạm Lệ Quyên.
Bí quyết để có được lời phát biểu hay dành cho buổi gặp gỡ đầu tiên của hai gia đình.
Lời giới thiệu thành viên họ Nhà Gái.
Để đón chào họ Nhà Trai đến dự buổi Lễ Đón Dâu hôm nay, bên Nhà Gái chúng tôi gồm có: ông bà nội của cháu Quyên, bà ngoại cháu Quyên, gia đình bác Phúc là anh ruột của tôi, gia đình cô Hoa là em gái của tôi… Vị Chủ Hôn phía Nhà Gái sẽ lần lượt giới thiệu các thành viên theo thứ tự vai vế trong nhà từ lớn đến nhỏ.
Lời chấp thuận của Nhà Gái.
Ông bà ta xưa đã có câu “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, hai cháu Tài và Quyên đã có thời gian quen biết tìm hiểu đã lâu, hai bên gia đình cũng đã chấp thuận và tổ chức Lễ Đính Hôn vào ngày mùng… tháng… năm…. Hôm nay là ngày lành tháng tốt, tôi xin phép thay mặt họ Nhà Gái được nhận trầu cau và lễ vật xin dâu của họ Nhà Trai. Từ hôm nay, gia đình chúng tôi chính thức nhận cháu Đặng Thành Tài làm con rể và làm con cháu của dòng họ Phạm. Đồng thời, cho phép Nhà Trai được đón cháu Phạm Lệ Quyên về để chính thức tổ chức buổi Lễ Thành Hôn cho hai cháu.
Lời cảm ơn của Nhà Gái.
Qua buổi lễ này, tôi xin chúc cho tình thông gia giữa hai gia đình chúng ta ngày thêm bền chặt, khắng khít. Chúc cho buổi hôn Lễ Thành Hôn hôm nay thành công tốt đẹp. Nhân đây, ba mẹ cũng chúc cho hai con Tài và Quyên có cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tư liệu tham khảo khác.
Trong quá trình Tổ Chức Đám Cưới của người Việt thời nay, trước Lễ Rước Dâu còn có Lễ Đính Hôn trước đó nữa là Lễ Dạm Ngõ được xem là bước khởi đầu để hai bên gia đình gặp gỡ, trao đổi cùng nhau nếu bạn muốn tìm hiểu thông tin về Lễ Dạm Ngõ cũng như các phong tục Cưới Hỏi theo truyền thống của người Việt, xin vui lòng đọc thêm những bài viết liên quan sau đây.
Bài 1 – Tìm hiểu Lễ Dạm Ngõ là gì? Những việc cần chuẩn bị cho Lễ Dạm Ngõ?
Bài 2 – Chuẩn bị lễ vật Dạm Ngõ theo phong tục của 3 miền.
Bài 3 – Trình tự tổ chức Lễ Dạm Ngõ sao cho đúng chuẩn.
Bài 4 – Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Dạm Ngõ được chu toàn?
Bài 5 – Bí quyết giúp chuẩn bị bài phát biểu Lễ Dạm Ngõ ý nghĩa.
Bài 6 – Nghi lễ Cưới Hỏi truyền thống của người Việt thời phong kiến.
Bài 7 – Những lễ nghi Cưới Hỏi chuẩn dành cho người Việt hiện đại.
Hoặc bạn hãy tham khảo những bài phát biểu hay trong Đám Cưới sau đây để có thêm kinh nghiệm soạn bài phát biểu, góp phần lại ấn tượng tốt đẹp với họ hàng hai bên:
Mẫu 1 – Mẫu bài phát biểu trong Lễ Dạm Ngõ.
Mẫu 2 – Mẫu bài phát biểu trong Lễ Đính Hôn.
Mẫu 3 – Mẫu bài phát biểu trong Lễ Cưới.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.