Bình thường nếu chúng ta nghe nói đến của hồi môn có thể ngầm hiểu đó là món quà mà Ba Mẹ tặng cho Cô Dâu khi đi lấy chồng. Tuy nhiên ý nghĩa thật sự về của hồi môn không phải ai cũng biết tường tận. Bạn hãy đọc bài “Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?” do Dianthus biên soạn sau đây để hiểu rõ hơn về phong tục thú vị này.
Nội Dung Bài Viết
Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?
Tìm hiểu của hồi môn là gì?
Của hồi môn là gì?
Của hồi môn là món quà mà Ba Mẹ chuẩn bị để tặng cho con gái khi đi lấy chồng, kỷ niệm thời điểm cô sắp rời gia đình, xa vòng tay yêu thương của Ba Mẹ. Của hồi môn có thể là vật dụng, quần áo hay tiền bạc, trang sức, hay tài sản giá trị… điều đó còn tùy thuộc vào thời đại, phong tục tập quán địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Là người Việt khi đến tuổi lập gia đình thì việc tìm hiểu để nắm rõ những nghi thức Cưới Hỏi sao cho đúng truyền thống nước mình là điều quan trọng, nên làm.
Của hồi môn có nguồn gốc từ đâu?
Việc trao tặng của hồi môn là một phong tục cổ xưa, được du nhập vào nước ta từ thời Xuân Thu, tức giai đoạn 771 TCN – 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên trên thế giới, của hồi môn đã xuất hiện từ lâu đời, lâu đến mức có trước tất cả những ghi chép về sự tồn tại của nó. Đối với nhiều dân tộc, của hồi môn là một hình thức thừa kế, là cách để Cha Mẹ thực hiện phân chia tài sản giữa các con trai và con gái.
Dựa trên các tư liệu nghiên cứu, của hồi môn có lịch sử lâu dài ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới. Cụ thể, theo ngôn ngữ địa phương của hồi môn được gọi là Dahej trong tiếng Hin-ddi, Varadhachanai trong Tamil, Jehaz trong Urdu và tiếng Ả Rập, Joutuk ở Bengali, Jiazhuang trong Mandarin, Çeyiz ở Thổ Nhĩ Kỳ, Dot trong tiếng Pháp, Daijo ở Nepal, và ở các vùng khác nhau của châu Phi như Serotwana, Idana, Saduquat hoặc Mugtaf… Còn của hồi môn trong Tiếng Anh được gọi là dowry, dower, hay marriage portion.
Việc gia đình hai bên quan tâm và thực hiện đúng theo trình tự Lễ Đính Hôn, sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho Lễ Cưới trong tương lai.
Ý nghĩa của hồi môn?
Từ xưa đến nay, của hồi môn hay chính là món quà cưới cho con gái, mang nhiều ý nghĩa, nhắn gửi nhiều tâm tình của Cha Mẹ. Đầu tiên, đó là mong ước cho con có cuộc sống may mắn đủ đầy, sung túc cả về vật chất, lẫn hạnh phúc lứa đôi. Thứ hai, tặng của hồi môn để mỗi khi cảm thấy buồn, cô đơn, bỡ ngỡ trong gia đình mới, cô gái có thể ngắm nhìn những vật dụng như thấy hình ảnh của Cha Mẹ ở nhà mà phần nào được an ủi, nguôi ngoai. Thứ ba, tặng cho con gái một chút đồ dùng vật dụng vừa là để giúp con có cuộc sống dễ chịu hơn, vừa để tạo dựng địa vị cho con gái ở bên nhà chồng. Thứ tư, khi đã rời xa gia đình, của hồi môn có thể là một điểm tựa cho cô gái nếu cuộc sống sau này gặp sóng gió, không được như ý. Thứ năm, của hồi môn có thể được xem là cách “phân chia tài sản” của Cha Mẹ dành cho các con trai – con gái trong nhà.
Tìm hiểu kỹ lưỡng trình tự tổ chức Lễ Cưới giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để xây dựng kịch bản chương trình Lễ Cưới phù hợp, thuận lợi cho đôi bên.
Của hồi môn gồm những gì?
Của hồi môn thời xưa là gì?
Của hồi môn theo truyền thống của thời xưa không chỉ có tiền bạc mà còn là các đồ dùng, vật dụng, quần áo, thậm chí cả giường, tủ, rương, trâu bò… Đối với những gia đình sống trong thời đại phong kiến, nếu Cô Dâu con nhà khá giả có quyền thế như quan lại, phú hộ còn mang sang nhà chồng gồm cả người ăn kẻ ở, bởi theo quan niệm của người xưa thì của hồi môn càng nhiều, càng giúp Cô Dâu củng cố địa vị ở bên nhà chồng.
Muốn đón tiếp đoàn Nhà Trai một cách chu đáo và tổ chức buổi Lễ Đính Hôn được trọn vẹn, bên phía Nhà Gái nhất định phải lưu ý những bước chuẩn bị sau đây.
Các hình thức của hồi môn thời nay?
Vấn đề Kết Hôn trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên cởi mở, chàng trai ở thành phố này Kết Hôn với cô gái sống tại thành phố khác, hay người Việt cưới người nước ngoài cũng trở thành điều phổ biến. Chính vì sự dịch chuyển địa lý, nên việc tặng của hồi môn bằng đồ dùng, vật dụng không còn phù hợp nữa, ngoại trừ đó là món quà tặng rất giá trị như xe máy, xe hơi.
Ngày nay, Cha Mẹ thường chuẩn bị của hồi môn cho con gái là tiền mặt, hiện kim, hoặc tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, đất đai, xe cộ… Dĩ nhiên phải tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng gia đình. Nhưng dẫu gia cảnh khó khăn ra sao, thì trong suy nghĩ của Cha Mẹ ít nhất phải sắm được một bộ nữ trang cho con gái làm của hồi môn, thậm chí là phải vay mượn nợ.
Trước ngày tổ chức Lễ Cưới tại Nhà Gái cần tiến hành nhiều công đoạn chuẩn bị.
Của hồi môn và những vấn đề liên quan.
Của hồi môn như thế nào là đủ?
Trong phong tục trao tặng của hồi môn không có bất kỳ sự giới hạn nào cả, mà hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng, cũng như điều kiện kinh tế của Cha Mẹ. Chẳng hạn, Cha Mẹ có 03 người con mà đất đai, nhà cửa, căn hộ lại có 3 – 4 cái thì cho con gái một phần trong đó là điều bình thường. Hoặc trong một gia đình đông người, nhà còn ở trọ, các em đang tuổi ăn học, cuộc sống thì chật vật mà vay mượn để sắm cho con gái đôi bông tai, chiếc lắc tay thế cũng là trọn tình Cha Mẹ.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng, của hồi môn chỉ thật sự có ý nghĩa nếu mang đến sự thoải mái cho cả người tặng và người nhận. Suy cho cùng, tiền bạc hay vật chất chỉ là thứ trang sức chứ không đảm bảo cho cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vì thế, nếu tổ chức Đám Cưới cho con, Cha Mẹ hãy nhìn nhận hoàn cảnh thực tế của gia đình và làm những việc xuất phát từ tình cảm chân thành, chứ đừng vì lý do “để cho đẹp mặt”.
Khi chuẩn bị Kết Hôn thì vấn đề gây đau đầu nhất cho các cặp đôi chính là cần phải chuẩn bị những gì, tổng chi phí hết bao nhiêu tiền.
Trao của hồi môn khi nào?
Phần lớn Đám Cưới ngày nay tổ chức trao của hồi môn ngay trong quá trình cử hành nghi lễ. Có thể trao trong Lễ Đính Hôn hoặc Lễ Vu Quy (Lễ Cưới) đều được, nếu Lễ Đính Hôn đã tiến hành trao của hồi môn rồi thì hôm làm Lễ Cưới có thể bỏ qua. Hoặc nhà nào điều kiện khá giả muốn trao hai lần cũng không ai phản đối, hay chia của hồi môn ra làm hai, Lễ Đính Hôn trao phần nhỏ và Lễ Cưới sẽ trao phần lớn, nhìn chung dù với hình thức nào cũng là giúp làm “đẹp mặt” với bà con hai họ mà thôi.
Trong khi đó, trao của hồi môn thực tế có thể thực hiện một cách âm thầm, riêng tư. Cha Mẹ gặp riêng con gái trước Ngày Cưới, nếu cả chàng rể góp mặt cũng không sao, rồi thực hiện trao món quà cùng vài lời dặn dò. Đó cũng là cách giúp tránh sự dòm ngó, so bì giữa các anh chị em trong cùng nhà và không cho bên nhà chồng biết (nếu đó là việc cần thiết).
Không chỉ Chú Rể mới cần lo lắng về khoản chi phí cưới vợ, mà Cô Dâu và họ Nhà Gái cũng có nhiều điều suy tư khi Ngày Cưới đến gần.
Của hồi môn là tài sản chung hay riêng?
Đối với vấn đề của hồi môn là tài sản chung hay riêng thì cần phải nhìn nhận theo hai phương diện là văn hóa ứng xử và Pháp Luật.
Nói về cách ứng xử văn hóa, xét trên nguồn gốc, ý nghĩa, cách thức thực hiện thì của hồi môn chắc chắn là tài sản riêng của Cô Dâu, vì đó là quà của Cha Mẹ ruột tặng cho Cô Dâu, tuy nhiên trong đời sống sinh hoạt của người Việt còn bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn quà và tiền do Nhà Trai tặng Đám cưới là của ai? Nếu theo cách diễn dải, nhà bên nào cho thì thuộc về người đó, nếu thế đưa cho Chú Rể cầm là hợp lý nhất, và như vậy là ngay từ khi mới cưới đã phải rõ ràng quan điểm tiền của ai nấy xài. Hay một trường hợp phổ biến khác là khi Cô Dâu về bên nhà chồng sinh sống, Mẹ Chồng kêu “đưa mẹ giữ giùm” không lẽ lại từ chối, chuyện “giữ giùm” rất tế nhị nhưng để từ chối không phải là đơn giản. Cho nên của hồi môn là tài sản chung hay riêng, ai là người cầm thì hai vợ chồng cần rõ ràng, thẳng thắn với nhau từ đầu để tránh các xung đột không cần thiết về sau.
Còn trên phương diện Pháp Luật thì phải căn cứ theo Luật Hôn Nhân & Gia Đình, vào thời điểm Cha Mẹ trao của hồi môn thì cả hai đã làm đăng ký kết hôn hay chưa? Nếu giữa hai người đã tồn tại quan hệ Hôn Nhân mà Cha Mẹ không nói rõ là tặng riêng cho con gái, thì mặc nhiên của hồi môn được hiểu là tài sản chung của hai vợ chồng.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng.
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ Hôn Nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Xử lý chuyện tế nhị liên quan của hồi môn như thế nào?
Đầu tiên là cần xử lý ở cấp độ phụ huynh, nếu Cha Mẹ muốn con gái được cầm của hồi môn, Nhà Trai không được đụng tới, tốt nhất chỉ nên cho riêng khi có hai vợ chồng. Đồng thời Cha Mẹ Cô Dâu phải lên tiếng thẳng thắn với ông bà sui gia, mất lòng trước được lòng sau, dù gì sui gia cũng còn dễ nói chuyện hơn là con dâu với Ba Mẹ Chồng.
Thứ hai, Cô Dâu cần “bỏ nhỏ” với Chú Rể về mong muốn của mình đối với của hồi môn, làm sao để có được sự ủng hộ của chồng về việc tự giữ của hồi môn và sử dụng theo ý mình. Bên cạnh đó cũng phải tế nhị với Ba Mẹ Chồng, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác và chia sẻ khó khăn, chi phí với nhà chồng… chứ không thể nào giữ của hồi môn khư khư được. Nếu làm được điều đó thì Ba Mẹ Chồng cũng cảm thấy mát lòng mát dạ, và còn cho thêm hai vợ chồng nữa chứ không giữ của hồi môn của con dâu làm gì.
Thứ ba, Ba Mẹ Chồng cần tinh tế hiểu tâm lý của người làm dâu, thay vì giữ giùm của hồi môn nên cho thêm con cái dựa trên khả năng, vì dù sao con dâu cũng để dành lo cho chồng con, tức con và cháu nội của mình sau này. Trong trường hợp, lo lắng hai đứa tuổi còn nhỏ, không biết cách xài sẽ làm hao hụt số tiền vốn ấy đi thì Ba Mẹ nên phân tích rõ ràng, cụ thể về việc giữ giùm cũng như sau này sẽ còn cho thêm. Nếu nhà chồng tâm lý thì chắc chắn người con dâu nào cũng sẽ hoan hỉ làm theo.
Của hồi môn dùng để làm gì?
Sau khi Ba Mẹ cho, của hồi môn đương nhiên trở thành tài sản của bạn rồi, muốn sử dụng như thế nào sẽ là quyết định của bạn, hoặc của hai vợ chồng nếu như bạn đồng ý chia sẻ với anh ấy số tiền trên. Với số vốn của hồi môn trong tay, hai vợ chồng có thể đầu tư làm ăn nếu tự tin vào khả năng kinh doanh (mở cửa hàng, mua đất, mua vàng), hay thực hiện một chuyến du lịch đáng nhớ đến những vùng đất từng mơ ước để mở mang tầm mắt. Nếu không có bất kỳ nhu cầu nào cần xài nhiều tiền đến thế, bạn hãy gửi cho Bố Mẹ Chồng hoặc Bố Mẹ đẻ, nên cân nhắc đến những vấn đề tế nhị như đã trình bày phía trên trước lúc thực hiện. Hoặc bạn có thể tự giữ của hồi môn bằng cách mở tài khoản ngân hàng, gửi tiết kiệm để lấy lãi.
Với bài viết “Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?”, Dianthus hy vọng đã mang lại cho bạn góc nhìn tổng quát về vấn đề của hồi môn. Thực sự, hạnh phúc của vợ chồng không phải nằm ở việc của hồi môn nhiều hay ít, quan trọng cần biết thương yêu, chăm sóc cho nhau và biết cách cư xử, đối đãi với gia đình hai bên cho đúng đạo làm con.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết này thuộc chủ đề Lễ Cưới hay còn gọi là Lễ Rước Dâu. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị cho buổi lễ này, có thể đọc thêm các bài viết cùng chủ đề sau đây:
Phần 1 – Lễ Cưới là gì? Quy trình tổ chức Lễ Cưới truyền thống chuẩn?
Phần 2 – Trình tự tổ chức Lễ Cưới gồm những gì?
Phần 3 – Nên hiểu Tân Hôn, Vu Quy, Thành Hôn thế nào cho đúng?
Phần 4 – Nhà Trai cần chuẩn bị gì cho Lễ Tân Hôn?
Phần 5 – Nhà Gái cần chuẩn bị gì cho Lễ Vu Quy?
Phần 6 – Lễ Nạp Tài là gì? Chuẩn bị Lễ Nạp Tài bao nhiêu là đủ?
Phần 7 – Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.
Phần 8 – Lễ Tơ Hồng là gì? Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Tơ Hồng?
Phần 9 – Phong tục trải giường cưới là gì? Ý nghĩa và cách thực hiện.
Phần 10 – Của hồi môn là gì? Của hồi môn gồm những gì?
Phần 11 – Mẫu bài văn khấn gia tiên ngày Cưới Hỏi.
Bonus – Kinh nghiệm lau dọn bàn thờ theo quan niệm tâm linh.