Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Ngày Cưới
Dịch vụ trang trí cưới hỏi uy tín, chất lượng bởi Dianthus Wedding Decor tại Sài Gòn, Việt Nam.

Những người Miền Nam thuộc thế hệ trước kể lại rằng, Đám Cưới ngày xưa lớn hay nhỏ không quan trọng nhưng nghi thức Lễ Thượng Đăng là không thể thiếu. Trong lúc cử hành nghi lễ, hình ảnh Cô Dâu nước mắt lưng tròng, xúc động trước bàn thờ Ông Bà tổ tiên khắc sâu trong lòng bà con hai họ về tình cảm của người con, cháu đối với gia đình trước khi về nhà chồng. Bạn hãy tham khảo bài viết “Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa ra sao để hiểu và cân nhắc áp dụng trong Lễ Cưới của mình nhé!

Tìm hiểu về Lễ Thượng Đăng?

Lễ Thượng Đăng là gì?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Lễ Thượng Đăng hay còn gọi là Lễ Lên Đèn trong Ngày Cưới, là một trong các nghi thức Lễ Cưới của thời xưa mà cho đến nay vẫn còn một số gia đình áp dụng. Để thực hiện Lễ Thượng Đăng gia đình cần chuẩn bị một cặp nến (đèn cầy), đối với người theo đạo thờ Ông Bà hoặc đạo Phật sử dụng màu Đỏ, còn đối với người Công Giáo sẽ dùng nến màu Hồng. Tại sao lại gọi là một cặp nến? Bởi một cây khắc hình Long tượng trưng cho người Nam, cây kia khắc hình Phượng (Phụng) tượng trưng cho người Nữ, chứ không chỉ đơn giản là hai cây nến có cùng màu sắc. Hai vợ chồng mới cưới sẽ đứng trước bàn thờ Ông Bà cùng nhau đốt đèn, khi đốt phải tiến hành cẩn thận, chậm rãi chờ cho tim đèn cháy mạnh và hai ngọn lửa đều nhau, dâng lên bàn thờ cùng lúc. Tuyệt đối không để cho đôi đèn Ngày Cưới cháy không đều (bên cao bên thấp), càng không để đèn tắt.

Nguồn gốc Lễ Thượng Đăng?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Lễ Lên Đèn phần lớn được áp dụng trong Đám Cưới của người Miền Nam thời xưa, nhất là ở Miền Tây và một số tỉnh Miền Trung. Đây vốn là phong tục lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, áp dụng từ thời kỳ người Miền Nam còn cử hành đủ 06 lễ trong Cưới Hỏi. Sáu lễ đó gồm: Lễ Dạm Hỏi (còn gọi Lễ Giáp Lời hay Đám Giáp Lời), Lễ Thông Gia, Lễ Cầu Thân, Lễ Đám Hỏi (hay còn gọi là Lễ Đính Hôn), cuối cùng mới đến ngày quan trọng nhất đó là Lễ Cưới, rồi sau Lễ Cưới còn Lễ Phản Bái. Vào thời đó, người Miền Nam muốn chuẩn bị cho Đám Hỏi thì không thể thiếu nghi thức Lễ Lên Đèn, tuy nhiên ngày nay, người Miền Nam chỉ còn giữ lại 03 nghi lễ Cưới Hỏi chính giống như phong tục chung của cả nước, Lễ Lên Đèn vì lẽ đó cũng giản lược nhiều công đoạn, không còn khắt khe như trước.

Là người Việt khi đến tuổi lập gia đình thì việc tìm hiểu để nắm rõ những nghi thức Cưới Hỏi sao cho đúng truyền thống nước mình là điều quan trọng, nên làm.

Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Ý nghĩa của việc lên đèn trong Đám Cưới là gì? Theo quan niệm của người Miền Nam thời xưa, hình ảnh đôi đèn cầy đỏ khắc hình Long – Phụng, cùng ánh lửa đỏ thắp sáng bàn thờ mang nhiều ý nghĩa tâm linh nhân văn.

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Thứ nhất, Lễ Lên Đèn thể hiện tình cảm hiếu kính, lòng biết ơn của con cháu đối với Ông Bà tổ tiên và cha mẹ, cảm ơn sự sinh thành, công dưỡng dục và lo việc cưới gả chu toàn khi con lớn khôn. Thứ hai, Lễ Lên Đèn lời hứa, lời tuyên bố của cặp đôi trước gia đình và Ông Bà tổ tiên về việc xây dựng, gìn giữ cho cuộc sống gia đình hạnh phúc về sau. Thứ ba, Lễ Lên Đèn là sự nhắc nhở cho cả hai về cách ăn ở, cư xử với nhau, phải giống như một đôi đèn với ngọn lửa cháy rực, phải cùng đồng hành cùng nhau bước qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Phải sống có trách nhiệm với nhau.

Những điều cần lưu ý trong Lễ Thượng Đăng?

Cách tiến hành Lễ Thượng Đăng?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Nếu muốn tổ chức Lễ Thượng Đăng, khi Nhà Trai trao mâm quả sính lễ nhất định phải kèm theo một đôi đèn cầy Long – Phụng, bên phía Nhà Gái cũng phải sửa soạn cặp chân đèn cùng cỡ. Cho nên cần hai bên gia đình bàn bạc trước với nhau, phải hỏi rõ có thực hiện nghi thức lên đèn hay không, để Nhà Trai còn biết mà chuẩn bị mâm quả cho đúng.

Chuẩn bị một bộ mâm quả để làm sính lễ là điều không thể thiếu trong cả Lễ Đám Hỏi và Lễ Cưới theo truyền thống hôn nhân của người Việt.

Trước lúc thắp nhang bàn thờ gia tiên trong Ngày Cưới, cả gia đình hãy lưu ý trước khi mồi lửa nhớ đóng cửa sổ và tắt quạt để đảm bảo khi đốt đèn không bị gió làm ảnh hưởng. Ngày trước, người ta thường mồi lửa bằng ngọn đèn dầu trứng vịt (còn được gọi là đèn hương hỏa), ngày nay đèn dầu không còn thông dụng nữa mà phần lớn gia đình sử dụng hộp quẹt gas. Sau khi đèn cầy đã lên rồi mới bắt đầu thắp nhang, và sử dụng lửa từ cặp đèn để mồi nhang.

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Cặp đôi sắp xếp cặp đèn sao cho hàm Long – mỏ Phụng giao vào nhau, chờ nghe hiệu lệnh của vị Chủ Hôn thì phối hợp đốt đèn, cùng nhau thực hiện một cách nhịp nhàng thể hiện sự đồng tâm, hiệp ý. Đến khi lửa cháy đều thì chia ra nam cầm đèn cầy Long, nữ cầm đèn cầy Phụng, cùng lúc cắm lên đôi chân đèn đã đặt sẵn trên bàn thờ với sự hỗ trợ của hai vị Chủ Hôn. Cả hai sau đó sẽ cùng thắp nhang, đọc lời khấn rồi bái lạy tổ tiên.

Lễ Thượng Đăng cần tránh gì?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Đám cưới có nên lên đèn không? Trên thực tế, mặc dù ý nghĩa của Lễ Lên Đèn là nhân văn, là cách giúp thể hiện lòng kính nhớ tổ tiên, nhưng hiện nay không còn phổ biến. Nhiều gia đình cho rằng phong tục này không chỉ lạc hậu mà còn mang điềm gở, vì vậy khi tổ chức Đám Cưới không cho lên đèn nữa.

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Sau đây là những lý do cụ thể khiến phụ huynh không cho làm Lễ Lên Đèn trong Ngày Cưới.

  • Nếu đôi đèn cháy bên cao bên thấp thì có quan niệm là vợ chồng sẽ hiếp đáp nhau. Bên cháy cao lấn át bên cháy thấp.
  • Nếu vô tình một bên đèn tắt trước thì cho rằng đó là điềm báo xấu. Đèn cầy của người nào tắt trước thì trong tương lai người đó đi (mất) trước.

Đám Cưới không lên đèn được không?

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Bởi quan niệm dân gian có nhiều điểm trái ngược nhau, tuy có mặt tích cực mà phần tiêu cực cũng không ít nên nhiều cặp đôi không biết làm thế nào cho đúng. Nhất là khi một bên (giả dụ Đàng Gái) yêu cầu phải lên đèn, mà bên kia (giả dụ Đàng Trai) không đồng ý, rồi hai nhà mâu thuẫn nhau làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của đôi trẻ, đó mới chính là điều chúng ta nên tránh.

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa.

Vậy đám cưới không lên đèn có được không? Câu trả lời là “Được”. Lấy ví dụ từ những gia đình không sống ở Miền Nam, họ có quan điểm tín ngưỡng riêng và không thực hiện nghi thức Lễ Lên Đèn, khi đó Đám Cưới vẫn tổ chức bình thường, sống với nhau vẫn hạnh phúc, không bị làm sao cả. Nên quan trọng nhất là giữa hai bên gia đình phải thỏa thuận được với nhau.

Nhờ người khác lên đèn có được không?

Ở trên có nói “Lễ Lên Đèn ngày nay đã giản lược nhiều công đoạn” cũng là vì nguyên nhân này. Đa phần trong các Lễ Cưới có tổ chức nghi thức Lễ Lên Đèn hiện nay đều do vị Chủ Hôn, hoặc người đại diện thực hiện thay, cặp đôi chỉ cần bái lạy là xong.

Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Ngày Cưới

Áp dụng cách nhờ người lên đèn cũng là một “phương tiện” để làm giảm, tránh đi những điều không may (nếu có) xảy ra với Cô Dâu Chú Rể, cũng như hài hòa theo ý muốn của hai họ, rằng gia đình có tổ chức Lễ Lên Đèn chứ không phải là bỏ qua, để sau này họ hàng không có điều gì chê trách. Do đó mà việc lựa chọn được người làm Chủ Hôn vừa am hiểu phong tục, lại vui vẻ hòa đồng cũng rất quan trọng.

Chủ Hôn là người đại diện hai họ, vừa chứng kiến vừa chủ trì các nghi lễ Cưới Hỏi.

Qua bài viết “Lễ Thượng Đăng là gì? Ý nghĩa của Lễ Thượng Đăng trong Đám Cưới xưa, Dianthus mong rằng bạn đã biết thêm thông tin về nghi lễ này từ đó góc nhìn riêng để cân nhắc về việc nên hay không tiến hành nghi thức Lễ Lên Đèn.

Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài TrờiTrang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo