Âm nhạc sẽ góp phần làm bữa tiệc trở nên long trọng hơn, hoành tráng hơn nếu được lựa chọn một cách khéo léo. Hoặc ngược lại, rất có khả năng chính âm nhạc làm cho buổi lễ không được trọn vẹn, thậm chí gây mất vui nếu sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ. Hãy cùng Dianthus tìm hiểu sâu hơn về âm nhạc trong đám cưới và các hình thức thể hiện của chúng.
Nội Dung Bài Viết
Vấn đề âm nhạc trong đám cưới và các hình thức thể hiện.
Vào thập niên 80, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, hiếm đám cưới mời được dàn nhạc hay ca sĩ khiến cho không khí phẳng lặng và buổi tiệc thường trôi qua nhạt nhẽo. Nhưng ngày nay, âm nhạc luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong đám cưới. Dù cho tổ chức tại nhà hay nhà hàng đều phải có dàn âm thanh thật tốt, thậm chí trong tiệc cưới còn mời nhiều ban nhạc tại những thời điểm khác nhau. Tham khảo các kiểu ban nhạc nên có trong tiệc cưới của bạn.
Kể từ thập niên 90 trở đi, mỗi dịp hội hè, sự kiện, cưới hỏi, sinh nhật đều không thể thiếu sự đóng góp của các ban nhạc sống.
Vai trò của âm nhạc trong đám cưới, tiệc cưới.
Âm nhạc một phần của cuộc sống, xuất hiện ở mọi nơi mọi dịp, gắn liền với nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Nhất là trong các dịp đặc biệt như lễ hội, cưới hỏi thì càng không thể thiếu âm nhạc. Còn Đám Cưới là một từ để gọi chung cho một chuỗi các sự kiện như: dạm ngõ, đính hôn, lễ cưới, tiệc cưới… Trong từng sự kiện kể trên, đều không thể thiếu món ăn tinh thần là âm nhạc.
Đặc biệt ở vùng quê, nếu nghe thấy tiếng nhạc vang xa các giai điệu quen thuộc: Đám cưới trên đường quê, Ngày Xuân vui cưới, Cô Thắm về làng, Anh number one,… Có lẽ ai cũng biết trong làng, xã mình sắp có đám cưới. Trong khi đó, người dân thành phố ưa dùng nhạc trẻ trong đám cưới, hoặc các bài hát bằng tiếng Anh, nhạc hòa tấu,… giúp tạo nên một không khí thời thượng, sang trọng hơn, đúng với nhịp sống thành thị.
Đối với thế hệ 8x ở các vùng nông thôn chắc chắn không xa lạ với ca khúc Cô Thắm Về Làng mỗi khi đến dịp đám cưới.
Các kiểu âm nhạc xuất hiện trong đám cưới, tiệc cưới.
Dựa theo sở thích, gu thưởng thức âm nhạc của mỗi người, hoặc văn hóa từng địa phương mà âm nhạc trong đám cưới sẽ khác nhau. Thường chia ra làm bốn phong cách chính, bao gồm:
Nhạc đám cưới bình dân.
Nhạc đám cưới bình dân là những bài hát đám cưới Việt Nam quen thuộc như trên mà ai cũng từng nghe. Danh sách các bài nhạc đám cưới Việt Nam quen thuộc.
Ca khúc Lời Tỏ Tình Dễ Thương của ca sĩ Ngọc Sơn là một trong những bài nhạc đám cưới bình dân phổ biến nhất.
Nhạc hòa tấu đám cưới.
Nhạc hòa tấu đám cưới (thường là nhạc ngoại quốc) được cover lại thông qua các nhạc cụ như piano, violin, saxophone… Danh sách các bài nhạc hòa tấu đám cưới.
Nhạc đám cưới bằng tiếng Anh.
Nhạc đám cưới bằng tiếng Anh là những bài nhạc cưới khá phổ biến với người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Đồng thời danh sách còn cập nhật thêm những bài hát hợp thời thượng của các ca sĩ trẻ: Marry you, Just the way you are, Beautiful in white, A thousand years…. Danh sách các bài nhạc đám cưới bất hủ tiếng Anh.
Ca khúc A Thousand Years với sự thể hiện của Christina Perri đã một thời làm mưa làm gió các bảng xếp hạng Wedding Songs trong nhiều năm và vẫn tiếp tục được yêu thích.
Nhạc trẻ đám cưới bằng tiếng Việt.
Nhạc trẻ đám cưới bằng tiếng Việt cũng rất được lòng các cặp đôi trẻ tuổi ngày nay yêu thích. Trong số đó có thể kể đến: Một nhà, Thanh xuân, Ta là của nhau, Sau tất cả, Yêu em trọn đời… Danh sách các bài nhạc trẻ đám cưới tiếng Việt.
Một Nhà của nhóm nhạc Da Lab là một trong số các ca khúc nhạc trẻ phù hợp dành cho đám cưới.
Đối với một số cặp đôi có cá tính thì họ còn thuê thêm DJ hoặc mở các loại nhạc remix, mà từ ngữ bình dân gọi là nhạc sàn để có thể “quẩy bung nóc” sau đám cưới.
Hình thức thể hiện của âm nhạc trong đám cưới, tiệc cưới.
Dù cho cặp đôi chọn lựa thể loại nhạc nào trong đám cưới thì đều có chung một số hình thức thể hiện. Những hình thức thể hiện của âm nhạc trong đám cưới phổ biến mà chúng ta thường gặp là:
- Phát nhạc do ca sĩ, nghệ sỹ đã thu âm sẵn thông qua hệ thống âm thanh của nhà hàng, nơi tổ chức.
- Ban nhạc, nhạc công biểu diễn trực tiếp tại địa điểm tổ chức. Bao gồm: ban nhạc hòa tấu cổ điển, ban nhạc hiện đại, hát với nhau…
- Phần biểu diễn của các ca sĩ đám cưới chuyên nghiệp.
- Cô Dâu Chú Rể hát tặng nhau, bạn bè và khách mời đám cưới hát tặng cặp đôi.
- DJ chơi nhạc remix.
- Nhạc nền cho các tiết mục múa, trò chơi đám cưới (cả hài kịch và ảo thuật nếu có).
Sử dụng nhạc hòa tấu cổ điển để làm nhạc nền cho đám cưới là một trong những hình thức thể hiện an toàn và được nhiều cặp đôi yêu thích.
Cách sử dụng âm nhạc trong đám cưới để đạt hiệu quả
Thực trạng về âm nhạc trong đám cưới hiện nay.
Dù ở trên, Dianthus đã đề cập đến âm nhạc như là một phần không thể thiếu trong đám cưới nhưng vẫn phải chấp nhận một thực tế khác. Rõ ràng khi tham dự đám cưới, chúng ta quan tâm nhiều đến việc gặp gỡ, chuyện trò hơn là âm nhạc. Mọi người chỉ tập trung nhiều nhất về sân khấu trong các trường hợp sau:
- Khi Chú Rể hát tặng Cô Dâu, hoặc ngược lại là Cô Dâu hát tặng Chú Rể.
- Khi có một người thật đặc biệt lên sân khấu hát tặng đám cưới. Ví dụ như: ba mẹ, bạn thân, sếp trong công ty, hoặc là ca sĩ, người nổi tiếng hát tặng.
- Theo dõi các trò chơi vui nhộn trong đám cưới (wedding game).
Khách mời thường bị thu hút vào sân khấu chính khi có các tiết mục đặc biệt, thú vị.
Khoảng thời gian còn lại, đa phần mọi người sẽ không để ý đến âm nhạc ngoại trừ trường hợp bị làm phiền nếu như ai đó hát lớn tiếng, hát dở mà gào rú lên… Nhưng nếu không có âm nhạc để làm nền trong suốt buổi tiệc thì không khí sẽ trở nên ảm đạm, buồn tẻ. Vì vậy, dù âm nhạc có đa dạng, dù nhạc lễ cưới là rất cần thiết nhưng phải lưu ý để sử dụng sao cho hiệu quả. Để làm được điều này thì cả Cô Dâu Chú Rể lẫn khách mời đều cần có sự tinh tế nhất định.
Cả cặp đôi lẫn khách mời đều cần có sự tinh tế trong cách nghe và hát để không biến vấn đề âm nhạc trong đám cưới thành một thảm họa.
Các giai đoạn quan trọng của một tiệc cưới.
Đầu tiên là phải tinh tế trong việc sử dụng âm nhạc đúng thời điểm, đúng chỗ. Dẫu cho đó là một bài hát rất hay nhưng sử dụng không đúng lúc sẽ gây khó chịu cho người nghe. Vậy chúng ta nên chọn nhạc cho đám cưới như thế nào? Bất cứ một tiệc cưới nào, dù lớn hay nhỏ, diễn ra trong nhà hàng hay ngoài trời cũng gồm 3 giai đoạn chính:
- Đón tiếp khách mời đầu tiệc.
- Diễn ra nghi thức lễ cưới.
- Đãi tiệc thực khách.
Việc phân chia ra thành từng giai đoạn cụ thể như trên, sẽ giúp cho cặp đôi có được cái nhìn tổng quan và lựa chọn được bài hát trong đám cưới phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về cách chọn nhạc theo giai đoạn, bạn hãy đọc thêm phần tiếp theo Ý nghĩa việc lựa chọn nhạc đám cưới theo từng giai đoạn.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Gợi ý chọn nhạc cưới theo phong cách, sở thích và tôn giáo.
Ý nghĩa của việc lựa chọn nhạc đám cưới theo từng giai đoạn.
Nhạc dạo đám cưới là gì? Những lưu ý khi chọn nhạc dạo đám cưới?
Ý nghĩa của việc Cô Dâu Chú Rể hát tặng nhau trong ngày cưới.
Hát mừng đám cưới là gì? Có nên hát mừng đám cưới không?