Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và Cưới Hỏi

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và Cưới Hỏi
Dịch vụ trang trí cưới hỏi uy tín, chất lượng bởi Dianthus Wedding Decor tại Sài Gòn, Việt Nam.

Theo văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt, bao gồm cả việc thờ cúng hàng ngày và thờ cúng dịp Cưới Hỏi đều phải có mâm ngũ quả. Cách chọn trái cây để bày biện mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền là khác nhau tùy vào quan niệm của người dân địa phương. Quan niệm đó được hình thành dựa trên phong tục, tập quán thờ cúng ông bà kết hợp với ý nghĩa, tên gọi của mỗi loại trái cây. Vậy ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi là gì?

Ý nghĩa của việc chọn trái cây theo phong thủy.

Người Việt xưa thường chọn trái cây cúng ông bà tổ tiên dựa trên quan niệm về thuật phong thủy. Theo đó, trái cây khi bày biện trên mâm ngũ quả phải có 5 sắc màu tượng trưng như: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh lam, xanh lục), Thủy (màu xanh biển sẫm, màu đen), Hỏa (màu đỏ, màu tím), Thổ (màu nâu, vàng, cam). Việc lựa chọn trái cây theo phong thủy đồng thời thể hiện ước muốn có được ngũ phúc: Giàu có (Phú Quý); khỏe mạnh (Khang Ninh); lương thiện (Hảo Đức); bình yên (Thiện Chung). Và người ta căn cứ trên màu sắc để chọn ra 5 loại trái cây dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Có nhất định phải chọn trái cây theo phong thủy không?

Màu sắc các loại trái cây trên mâm ngũ quả có nhất định phải dựa theo màu của ngũ hành hay không? Có lẽ nhiều gia đình sẽ thắc mắc câu hỏi tương tự và đây là câu trả lời: Quan niệm ngũ hành không phải chỉ tập trung vào ban thờ, ngoài ra ngũ hành không có ý nghĩa thực tiễn trong vấn đề tâm linh. Do đó, việc chọn loại trái cây thờ cúng dựa theo màu sắc nếu được thì càng tốt, nếu không được thì có thể chọn loại trái cây theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ. Vì vậy bên cạnh chọn trái cây theo màu sắc phong thủy, người ta còn chọn trái cây dựa trên ý nghĩa tốt đẹp của loại trái đó.

Cách chọn trái cây theo ý nghĩa của người Miền Bắc.

Ý nghĩa nải chuối xanh.

Chuối thường được chưng một nải, chưng từ lúc trái còn xanh cho đến khi chín vàng. Hình dáng của nải chuối giống như bàn tay ngửa lên, mở rộng để bảo bọc, che chở. Cúng nải chuối là cầu mong được đùm bọc, sự bình an, sung túc và gắn kết gia đình. Hình ảnh nải chuối xanh được đặt đầu tiên trên mâm ngũ quả (tức là ở dưới cùng), chuối che chở và nâng đỡ các loại quả khác đặt trên đó đã nói lên điều này.

Ý nghĩa trái phật thủ.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Đây là một loại quả đặc trưng của người miền Bắc, và trong những năm gần đây cũng trở nên thông dụng với người miền Nam. Hình dáng của trái phật thủ giống như những ngón tay đưa ra và có độ cong vào rất đặc biệt. Vì vậy trái phật thủ được nhiều người cho là biểu tượng bàn tay của phật. Không chỉ với những ngón tay cong lại như muốn ôm ấp, bảo bọc cho gia đình tránh khỏi tà ma. Mà người ta còn cho rằng chưng phật thủ trong nhà còn mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.

Ý nghĩa trái bưởi.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Bưởi là một loại trái cây to nhất gần như không thể vắng mặt trong mâm thờ cúng ông bà. Hình dáng đặc trưng của trái bưởi là da xanh chắc, mạnh mẽ, và nhìn thì rất tươi ngon. Bưởi tượng trưng cho mong ước mọi người trong gia đình có được nguồn sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, vui vẻ. Trái bưởi mà đặt bên trên nải chuối xanh là hình ảnh tượng trưng cho phúc lộc, an khang, thịnh vượng. Với đại đa số gia đình người Việt, bất kể vùng miền nào thì sắm một cặp bưởi chưng ngày tết hoặc thờ cúng ông bà tổ tiên là việc không thể nào quên.

Ý nghĩa trái đào.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Trái đào vốn được xem là biểu tượng của tuổi xuân, bởi vì chỉ vào mùa xuân thì đào mới ra hoa, kết quả. Bên cạnh đó mùa xuân được cho là mùa tốt nhất để tổ chức hôn lễ nên vì lẽ đó trái đào tiên cũng là biểu tượng của hôn nhân. Theo phong thủy, đối với những người còn độc thân, nếu bày trái đào trong phòng riêng sẽ gặp may mắn trong tình duyên. Không chỉ vậy mà từ xưa đến nay, đào vốn còn được coi là biểu tượng của tuổi thọ. Chưng trái đào trong nhà có tác dụng áp chế tà khí, giúp cho các thành viên luôn mạnh khỏe, tránh được bệnh tật, tai ương.

Ý nghĩa trái quất/quýt.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Người Việt từ khi lớn lên dường như đã quen thuộc với hình ảnh của cây quất/quýt ngày Tết. Đó là hình ảnh cây trái trĩu cành, với lộc, lá xum xuê. Đặc biệt trái quất có màu vàng ươm nhìn rất thích mắt, lại có mùi hương thơm dịu nhẹ. Những điều đó tượng trưng cho sự bội thu mà mọi gia đình Việt đều mơ ước. Vì vậy khi chưng quất trong nhà chính là mong khởi đầu xuân mới vui tươi, tích cực. Trái quất không chỉ có vào ngày Tết mà còn được dùng để bày mâm ngũ quả trong thờ cúng ông bà hàng ngày.

Cách chọn trái cây theo ý nghĩa của người Miền Nam.

Ý nghĩa trái đu đủ.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Giống như tên gọi của nó, khi chưng trái đu đủ trong nhà, mang ý nghĩa được sự đầy đủ, thịnh vượng trong cuộc sống. Không chỉ trong vấn đề kinh tế mà còn là tình cảm, gia đình.

Ý nghĩa trái cam, chanh.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Quan niệm của người xưa tin rằng hai loại trái này sẽ mang lại may mắn đến cho gia đình nhờ mùi hương dễ chịu, tinh khiết của nó, giúp tránh được những điều xui xẻo.

Ý nghĩa trái thanh long.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Trái thanh long không chỉ đẹp ở hình dáng bên ngoài mà ngay cả tên gọi cũng mang nhiều ý nghĩa. Theo quan niệm dân gian, chưng trái thanh long trong nhà như có rồng ghé thăm thì sẽ được may mắn, phát tài phát lộc.

Ý nghĩa trái dưa hấu.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.

Ý nghĩa trái xoài.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Người miền Nam phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.

Ý nghĩa trái dừa.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Người miền Nam phát âm là “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Ý nghĩa trái sung.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.

Ý nghĩa trái thơm.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Trái thơm hay người miền Nam còn gọi là khóm, hình dáng vỏ bên ngoài giống như vảy rồng. Có ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.

Ý nghĩa trái nho.

Ý nghĩa các loại trái cây trong thờ cúng ông bà và cưới hỏi

Theo quan điểm phong thủy, trái nho tượng trưng cho việc tạo ra của cải vật chất, đại diện cho sự thành công. Chưng nho trên bàn thờ có tác dụng hóa hung thành cát (nghĩa là biến vận rủi thành may).

Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài TrờiTrang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo