Từ xưa đến nay Nhẫn Cưới luôn được xem là biểu tượng của sự kết nối giữa hai người yêu nhau và có mong muốn được sống bên nhau trọn đời. Nhẫn Cưới được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa trên thế giới, xuất hiện trong các nghi thức Lễ Cưới của Đời lẫn Đạo và dù ở đâu thì Nhẫn Cưới cũng trở thành biểu tượng của tình yêu và Hôn Nhân. Bạn hãy cùng Dianthus tìm hiểu ý nghĩa của đôi Nhẫn Cưới theo quan niệm tôn giáo qua bài sau đây.
Nội Dung Bài Viết
Ý nghĩa của đôi Nhẫn Cưới theo quan niệm tôn giáo.
Nguồn gốc và ý nghĩa của đôi Nhẫn Cưới.
Nguồn gốc chiếc Nhẫn Cưới có từ đâu?
Nhẫn Cưới ra đời từ khi nào? Khoảng năm 4800 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết sử dụng những loại dây làm từ gai dầu, cói, bấc, sậy… để xoắn lại thành một vòng tròn nhỏ đeo ở tay như một chiếc nhẫn. Trải qua thời gian, họ bắt đầu sử dụng da, xương, ngà cùng loại chất liệu khác nhằm thể hiện sự giàu có của người sở hữu. Tuy nhiên, phong tục đeo Nhẫn Cưới lại bắt nguồn từ nền văn hóa La Mã giai đoạn 866 – 1330 SCN, khi ấy người ta sử dụng Nhẫn Cưới chế tác bằng vàng và bạc để Cô Dâu Chú Rể trao cho nhau, đồng thời những người đàn ông La Mã cũng dùng nhẫn để Cầu Hôn người phụ nữ mà anh ta yêu.
Ngoài ra, những người theo đạo Thiên Chúa bắt đầu sử dụng Nhẫn Cưới được trang trí cầu kỳ trong ngày cử hành Thánh Lễ Hôn Phối, tuy nhiên nhằm tượng trưng cho sự gắn kết của hai người về sau Giáo Hội khuyến khích sử dụng các loại nhẫn đơn giản hơn. Giai đoạn 1477 – 1600, Nhẫn Cưới ngày càng trở nên phổ biến ở Anh và Đức đồng thời xuất hiện Nhẫn Đính Hôn, theo lịch sử ghi nhận thì Hoàng đế Maximilian I của Thánh Chế La Mã là người đầu tiên sử dụng Nhẫn Kim Cương để Cầu Hôn. Kể từ năm 1940 đến nay, Nhẫn Cưới được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là trong chiến tranh thế giới thứ II, khi những người lính ra trận họ luôn đeo Nhẫn Cưới trên tay như một cách để nhớ về người vợ yêu dấu nơi quê nhà.
Nhẫn Cưới là một lời tuyên bố “Cô ấy/Anh ấy là Vợ/Chồng của tôi”, trong khi Nhẫn Cầu Hôn lại là một câu hỏi, thường do chàng trai hỏi cô gái “Em đồng ý làm vợ anh nhé?”
Ý nghĩa của đôi Nhẫn Cưới là gì?
Nhẫn Cưới có dạng hình tròn khép kín, là biểu tượng vẹn tròn, vững bền, lâu dài vĩnh viễn. Khi Cô Dâu và Chú Rể trao gửi lời thề và lồng chiếc nhẫn vào tay, nó là biểu tượng sự ràng buộc của giữa hai con người, chứng tỏ sự hợp nhất của cả hai, khẳng định sự hiện diện của đối phương trong cuộc đời mình và thể hiện tình cảm này không có hồi kết. Đồng thời, đeo Nhẫn Cưới ở trên tay nhằm gửi tới mọi người xung quanh một thông điệp rõ ràng về tình trạng Hôn Nhân rằng “Cô ấy/Anh ấy là người đã có gia đình” và ngầm nói “Xin đừng làm phiền, tán tỉnh, thả thính nữa!” đó cũng là một phần ý nghĩa của Nhẫn Cưới trong Hôn Nhân.
Bên cạnh kiểu dáng, chất lượng Nhẫn Cưới đúng theo sở thích thì làm sao để sử dụng nhẫn lâu bền, tiện lợi trong đời sống cũng là yếu tố quan trọng.
Ý nghĩa của Nhẫn Cưới theo Phật Giáo.
Ý nghĩa Nhẫn Cưới theo quan điểm Phật Giáo.
Bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp của Nhẫn Cưới được nhắc ở trên thì theo quan điểm của Phật Giáo lại coi trọng giá trị của chữ “nhẫn” trong việc giữ gìn một gia đình hạnh phúc. “Nhẫn” ở đây hiểu là nhẫn nại, nhường nhịn lẫn nhau mỗi khi có bất đồng, hay lúc cơn giận bắt đầu nổi lên thì tránh để xảy ra những xung đột không đáng, làm mất đi hạnh phúc gia đình và tình nghĩa vợ chồng bấy lâu. Khi đeo Nhẫn Cưới ở trên tay là để tự kiềm chế, tự nhắc nhở bản thân phải biết thương yêu, nhường nhịn người chồng/vợ của mình, như câu ca dao của Ông Bà “Chồng giận thì vợ bớt lời cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê”.
Người Phật tử trao Nhẫn Cưới khi nào?
Người Phật tử ngày nay có hai không gian để thực hiện nghi thức trao Nhẫn Cưới cho nhau đó là (1) Vào ngày làm Lễ Gia Tiên trước bàn thờ Ông Bà cùng bà con hai họ, hoặc là (2) Hôm làm Lễ Hằng Thuận tổ chức ở chùa. Mặc dù ý nghĩa đôi Nhẫn Cưới trong Lễ Hằng Thuận sẽ được các thầy huấn thị đầy đủ và chi tiết hơn, giúp cả hai “thấm” hơn khi ở chốn thiêng liêng nhưng bởi vì nghi thức Lễ Hằng Thuận là tự nguyện, không bắt buộc mọi gia đình Phật tử phải thực hiện, vì thế phần lớn gia đình dù theo Đạo Phật cũng chỉ tổ chức trao Nhẫn Cưới tại tư gia.
Muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận phải làm gì?
Người Phật tử khi muốn làm Lễ Hằng Thuận cần chuẩn bị gì? Cả hai cùng gia đình cần phải liên hệ với nhà chùa, tu viện, thiền viện… nơi nào muốn cử hành nghi thức Lễ Hằng Thuận, xin gặp các thầy để được hướng dẫn những thủ tục cần thiết. Cả hai cần thực hiện Lễ Quy Y để có pháp danh, nếu thời gian gấp rút thì các thầy có thể linh động làm Lễ Quy Y trong ngày tổ chức Lễ Hằng Thuận. Xác định ngày tổ chức Lễ Cưới tại tư gia và bàn bạc với các thầy để sắp xếp thời gian thuận tiện cho các bên. Chuẩn bị trang phục phù hợp, trang trí, quay phim, chụp hình, cũng như tổ chức bữa tiệc chay nếu có… Để tìm hiểu chi tiết hơn về buổi Lễ Hằng Thuận, bạn có thể tham khảo bài viết riêng của Dianthus bên dưới đây.
Tuy quen thuộc với những nghi lễ Cưới Hỏi được tổ chức tại tư gia hoặc Nhà Hàng – Khách Sạn nhưng Lễ Hằng Thuận ở chùa thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ trình tự.
Ý nghĩa của Nhẫn Cưới theo Công Giáo.
Ý nghĩa Nhẫn Cưới trong Hôn Nhân Công Giáo là gì?
Đối với người Công Giáo, Hôn Nhân là một Ơn Gọi. Qua việc phối hợp trong tình yêu, hai vợ chồng được mời gọi trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa, một Thiên Chúa yêu thương và luôn trung tín. Vì thế khi cử hành nghi thức Thánh Lễ Hôn Phối trước sự chứng giám của Thiên Chúa và Hội Thánh, đôi Nhẫn Cưới trở thành biểu tượng về sự bất khả phân ly của hai vợ chồng.
Người Công Giáo trao Nhẫn Cưới khi nào?
Việc cử hành Bí Tích Hôn Phối trong ngôi thánh đường là một sự cần thiết về cả phương diện Giáo Luật và thiêng liêng đối với người Công Giáo. Tuy nhiên cần dựa trên điều kiện ngoại cảnh mà tiến hành, chẳng hạn người Công Giáo cũng trải qua nghi thức Lễ Gia Tiên tại tư gia theo phong tục truyền thống của dân tộc, nếu Ông Bà muốn trao Nhẫn Cưới thì nên linh động mà tiến hành để phù hợp với tập quán chung. Nhưng dù sao thì người Công Giáo phải hiểu rằng trao Nhẫn Cưới trong nghi thức Thánh Lễ Hôn Phối là việc quan trọng cần ưu tiên thực hiện.
Muốn cử hành Bí Tích Hôn Phối phải làm gì?
Người Công Giáo khi muốn cử hành Bí Tích Hôn Phối cần chuẩn bị gì? Đầu tiên, cả hai phải xác định muốn cử hành Lễ Cưới ở giáo xứ bên phía Đàng Trai hay Đàng Gái, rồi sắp xếp đến gặp Cha quản xứ trước từ 3 – 4 tháng trước Lễ Hôn Phối. Cả hai cần lấy chứng chỉ Giáo Lý Hôn Nhân và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn như: chứng nhận Rửa Tội hay Sổ Gia Đình Công Giáo, Bí Tích Thêm Sức, Đăng Ký Kết Hôn, Rao Hôn Phối… Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về thủ tục tổ chức Lễ Cưới trong nhà thờ có thể tham khảo thêm bài viết riêng dưới đây.
Đối với người Công Giáo cử hành Bí Tích Hôn Phối trong ngôi thánh đường là một sự cần thiết về cả phương diện giáo luật và thiêng liêng về sự giao ước giữa hai người nam và nữ.
Qua nội dung của bài “Ý nghĩa của đôi Nhẫn Cưới theo quan niệm tôn giáo”, chúng ta có thể thấy chỉ từ một chiếc vòng bằng kim loại, chiếc Nhẫn Cưới đã được nâng giá trị tinh thần để trở thành một vật dụng thiêng liêng. Nhẫn Cưới dù theo quan điểm tôn giáo nào cũng có ý nghĩa nhắc nhở cả hai hãy nhớ rằng: Hôn Nhân cần sự yêu thương, nhường nhịn, trung thành, hiểu rõ bổn phận làm vợ làm chồng, biết hy sinh vì nhau để bảo vệ gia đình, con cái.
Nội dung bài viết được thực hiện bởi Dianthus Wedding Decor là đơn vị chuyên sản xuất, thi công và cung cấp các dịch vụ Trang Trí Cưới Hỏi bao gồm: Trang Trí Nhà Lễ Gia Tiên, Trang Trí Tiệc Cưới Nhà Hàng, Trang Trí Tiệc Cưới Ngoài Trời và Trang Trí Tiệc Cưới Phương Xa… Dianthus có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến Trang Trí Tiệc Cưới – Sự Kiện, để được tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng gọi Hotline 0917 489 600 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.